Đến du lịch Huế để tham gia lễ hội cầu ngư vô cùng độc đáo

0
149

Huế từ trước đến nay luôn được xem là trung tâm văn hóa của Việt Nam với rất nhiều những công trình kiến trúc độc đáo và những lễ hội có giá trị  về văn hóa và lịch sử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lễ hội Cầu Ngư  tại Huế vô cùng độc đáo nhé.

du lịch Huế
Huế được xem là trung tâm văn hóa của Việt Nam

Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội truyền thống có từ lâu đời, mang đậm những yếu tố tâm linh của những người dân vùng biển. Lễ hội này gắn liền với các tín ngưỡng thờ cá, thường được tổ chức một cách trang nghiêm, hoành tráng vào ngày mồng 3 tết hàng năm. Có rất đông du khách đã đi  du lịch Huế vào thời điểm này để có cơ hội được tham gia lễ hội .

Nguồn gốc của lễ hội Cầu Ngư

Từ những ngày xa xưa, khi khoa học chưa được phát triển như ngày nay, cuộc sống con người còn lạc hậu. Con người khi đó chỉ biết kiếm sống bằng những kinh nghiệm thực tế được chính họ đúc kết qua nhiều năm. Do khoa học chưa phát triển nên đã có biết bao những con thuyền ra khơi đánh cá và không có ngày trở về với đất liền, những con thuyền đó đã mãi mãi bị nhấn chìm dưới đáy sông. Kể từ đó, những người ngư dân luôn tin vào một sức mạnh vô hình nào đó khiến họ vừa sợ hãi, vừa cầu mong được bảo vệ , che chở. Lễ hội cầu ngư tại Huế cũng được bắt nguồn từ đó.

Trong quan niệm của những người ngư dân thì “cá ngài” được xem là chúa tể của muôn loài sống dưới đáy biển. “Cá ngài” biểu hiện sự thiêng liêng, quyền uy. Mọi biểu hiện của ngài đều báo hiệu chính xác về những điều tốt xấu trên đời, báo hiệu cho một vụ mùa được hay mất.

Những nghi lễ trong lễ hội

Khác với những lễ hội khác thường có phần lễ và phần hội. Lễ hội cầu ngư thường chỉ có phần lễ, được tiến hành đơn giản nhưng mang đầy tính trang nghiêm và thành kính.

Vào đúng 5h sáng, phía nam cửa biển gióng lên 3 hồi trống dõng dạc do một vị bô lão trong trang phục áo the, khăn xếp đánh lên. Khi 3 tiếng trống vừa vang lên thì cũng là lúc 3 chiếc thuyền lớn từ bờ bắc xếp theo hình mũi tên: Một chiếc hơi nhô về phía trước, hai chiếc còn lại song song áp sát theo phía sau rồi tiến ra giữa dòng.

lẽ hội Cầu Ngư
Tiếng trống vang lên rộn ràng báo hiều lễ hội bắt đầu

Cả ba chiếc thuyền được sử dụng trong lễ hội là 3 chiếc thuyền lớn nhất trong làng, tương tự nhau về kích thước, hình dáng và chủng loại. Cả ba thuyền này đều được người dân trang hoàng lộng lẫy. Trên mũi thuyền được gắn một tấm vải màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Phía hai bên đầu thuyền được vẽ hai con mắt. Chiếc thuyền đầu tiên to nhất chở 9 người trong đó có 8 người đều là những người trai tráng khỏe mạnh, có kinh nghiệm đi biển. Họ đều mặc trang phục truyền thống của những ngư dân thời xưa: ao quần màu nâu. Người còn lại duy nhất là một ông lão , người này được xem là linh hồn của lễ hội Cầu Ngư. Để được chọn thì vị bô lão này phải là một người đã đi biển nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm và được những người dân trong làng nể phục. Ngoài 9 người trên thì chiếc thuyền này còn chở “cá ngài” được làm từ nhựa mềm và có chiều dài bằng cả con thuyền.

Hai chiếc thuyền còn lại cũng chở 9 người trên thuyền trong đó có 8 tay chèo và 1 người giữ vai trò đội trưởng. Người đội trưởng này có vai trò giữ cho mọi hoạt động diễn ra theo một nghi thức đặc biệt. Nếu như con thuyền đi trước chở “cá ngài” thì hai con thuyền này chở theo những chiếc lưới sạch, trong tư thế sắp quăng lưới đánh cá. Phía đầu thuyền được bày trí đầy đủ hương, hoa quả và những món lễ vật.

lê hội cầu ngư
Những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy

Ba con thuyền này cứ thế chầm chậm tiến ra giữa dòng trước sự theo dõi của hàng nghìn người. Khi cả 3 con thuyền ra đến giữa dòng thì sẽ đồng hoạt hướng về phía biển Đông. Đây cũng là lúc phần lễ chính thức được bắt đầu.

Bắt đầu phần lễ

Những tiếng trống vang lên rộn ràng ở cả hai bờ Bắc Nam báo hiệu phần lễ bắt đầu. Vị chủ tế ở trên chiếc thuyền thứ nhất sẽ đứng thẳng , hướng mắt về phía “Lạch”, hai tay đan vào nhau để lên trán và đọc bài cầu lễ. Đó là những lời cầu nguyện cho một năm mưa thuận, gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá sinh sôi và cuộc sống của bà con ngư dân được ấm no, hạnh phúc. Sau mỗi một đoạn tế ngắn, vị chủ tế sẽ quỳ xuống và lạy 3 lạy. Hai vị thuyền trưởng trên hai con thuyền còn lại cũng làm tương tự.

lễ hội cầu ngư
Rất đông du khách đến tham gia lễ hội

Phần lễ sẽ được tiến hành trong khoảng 30 phút. Kết thúc phần lễ, vị chủ tế và hai vị thuyền trưởng lẽ dập đầu lạy chín lạy và cùng nhảy sang chiếc thuyền lớn và đưa “cá ngài” xuống sông. Cuối cùng sẽ đưa ngài trở về với biển cả mênh mông và mang theo cả những lời cầu nguyện của bà con ngư dân.

Lễ hội cầu ngư là dịp để bà con ngư dân bày tỏ lòng thành kính của mình đối với “cá ngài”. Nếu như có dịp đi du lịch Huế vào dịp này, bạn hãy dành thời gian tham dự lễ hội đặc biệt này. Đó chắc chắn sẽ là những trải nghiệm hết sức tuyệt vời.

Phan Thế Hoàng

Nguồn Video: Youtube

Theo báo du lịch

Hits: 17

Liên hệ với chúng tôi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here