Hát xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

0
128

Phú Thọ là một tỉnh vùng trung du phía Bắc của nước ta. Mỗi năm, rất nhiều người đến du lịch Phú Thọ vì đây được xem là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc với địa danh du lịch nổi tiếng Đền Hùng. Không những thế, Phú Thọ còn là trung tâm văn hóa với một nền lịch sử văn hóa lâu đời trong đó có hát xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại hình nghệ thuật độc đáo này nhé.

Hát xoan Phú Thọ
Hát xoan Phú Thọ

Tìm hiểu về hát xoan Phú Thọ

Hát xoan Phú Thọ là một loại hình lễ nghi dân gian có từ lâu đời với phong tục thờ thần, thành hoàng làng bao gồm những hình thức nghệ thuật như nhạc, ca, múa, hát. Loại hình nghệ thuật này rất nổi tiếng ở Phú Phọ và thường được tổ chức vào những dịp đầu xuân.

Mỗi năm, cứ vào ngày mùng 5 âm lịch , các phường xoan ở Phú Thọ lại tập trung và hát tại lễ hội Đền Hùng. Thời điểm hát được quy định từ trước và mỗi phường sẽ chọn một vị trí hát ở đình. Mục đích của việc này là để nhân dân địa phương kết nối với nhau.

hát xoan Phú Thọ
Nhiều vị khách nước ngoài cũng rất thích hát xoan Phú Thọ

Hát xoan Phú Thọ còn được gọi với cái tên khác là khúc hát môn đình (hát cửa đình) và được truyền lại từ thòi các vua Hùng. Trước kia, vào thời kỳ Văn Lang, người dân đất nước Văn Lang thường xuyên tổ chức những cuộc thi hát xoan để chào đón năm mới, cầu mong một năm yên bình và may mắn. Hát xoan được chia làm 3 loại hình đó là : hát thờ cúng các vua Hùng và thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, hát lễ hội để nam nữ giao duyên.

Hát xoan Phú Thọ đã tồn tại được khoảng 2000 năm và trở thành một di sản văn hóa dân gian vô cùng quý báu của đất nước Việt Nam chúng ta. Trải qua suốt chiều dài 2000 năm lịch sử đó, loại hình nghệ thuật hát xoan đã rất may mắn khi được nhiều người có vị thế , quyền lực trong xã hội, những văn nhân , thi sĩ nâng đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong đó, có một nhân vật rất nổi tiếng được các phường xoan ca ngợi và truyền tụng như một ân nhân đó chính là bà Lê Lan Xuân. Cái tên hát xoan cũng chính là để nhớ ơn của bà.

Hát xoan có nguồn gốc từ Phú Thọ nhưng sau đó đã lan tỏa rất mạnh sang các làng quê khác thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Lô.

Những nét đặc sắc của hát xoan Phú Thọ

Hát xoan hội tụ đầy đủ các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác nhau như hát nói, hát ngâm, ngâm thơ. Có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đuổi, hát đan xen,…Nhạc hát xoan có những giai điệu nghiêm trang, thong thả nhưng cũng có những giai điệu dồn đuổi khỏe mạnh và cũng có những giai điệu vô cùng duyên dáng trữ tình.

Khi hát xoan, múa và hát là hai hoạt động không thể thiếu được. Những điệu mua khéo léo, uyển chuyện được dùng để minh họa cho lời ca bay bổng. Khi hát, người hát cần tuân theo những nghi thức nhất định.

Hát xoan Phú Thọ
Hát xoan Phú Thọ

Phần mở đầu

4 tiết mục mở đầu mang tính nghi thức với nội dung khấn nguyện, chúc tụng. Những bài hát được chọn cho phần đầu chủ yếu là những bài ca cổ được thể hiện theo hình thức hát nói hoặc ngâm ngợi theo thứ tự giáo trống, giáo pháo, thơ ngang, đóng đám.

Phần hát cách

Phần này còn được gọi là quả cách. Trong phần này sẽ có một ông Trùm hoặc một kép chính hát ngâm nga 14 bài thơ nôm dài với giọng phụ họa của những cô đào đứng phía sau. 14 bài thơ hay còn gọi là 14 quả cách là những bài thơ khuyết danh viết về những đề tài khác nhau trong cuộc sống hàng ngày như mô tả lao động, sinh hoạt ở vùng nông thôn, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hay kể về những sự tích xưa.

Phần biểu diễn

Sau phần hát cách sẽ đến phần biểu diễn những tiết mục mang đậm tính dân gian với nội dung đậm nét trữ tình như ví giao duyên, hát trống quân. Mỗi tiết mục đều không thể thiếu được những đội múa phụ họa. Sự hấp dẫn của hát xoan Phú Thọ chính là sự kết hợp một cách tài tình giữa những loại hình hát nghi lễ với hát giao duyên, tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử mà vẫn được các thế hệ yêu thích.

Hát xoan được tổ chức hết sức  chặt chẽ. Những đội hát xoan đều có các thành viên sống cùng trong một xóm được tổ chức thành phường thường được gọi là phường xoan. Người đứng đầu phường xoan được gọi là ông Trùm. Để được trở thành ông Trùm, người đó phải có nhiều kinh nghiệm về xã giao, viết chữ và có khả năng hát dẫn một số bài được chép bằng văn tự. Các thành viên khác trong phường xoan nếu là con trai được gọi là kép, con gái được gọi là đào. Mỗi phường xoan thường có khoảng 15 đến 18 thành viên.

hát xoan Phú Thọ
Hát xoan Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Hát xoan gần như hội tụ đầy đủ tất cả những yếu tố cần thiết để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng được xem là niềm tự hào vô cùng lớn lao của đất nước Việt Nam chúng ta.

Phan Thế Hoàng

Nguồn video: Youtube

Theo báo du lịch

Hits: 19

Liên hệ với chúng tôi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here