Độc đáo lễ hội miếu Bà Chúa Xứ – 1 trong 5 lễ hội lớn nhất Việt Nam

0
152

Du lịch An Giang luôn hấp dẫn du khách với những thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ đầy mê hoặc cùng với một nền văn hóa giàu có. Một trong những điều khiến cho An Giang trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Việt Nam đó chính là những lễ hội tại đây. An Giang có rất nhiều những lễ hội trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ. Đây cũng là một trong 5 lễ hội lớn nhất tại Việt Nam.

lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Vẻ đẹp của miếu Bà Chúa Xứ

Tìm hiểu về lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Sứ là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại An Giang

Với những ai thích du lịch tâm linh thì chắc chắn đều biết đến miếu Bà Chúa Sứ. Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng tại chân núi Sam, Châu Đốc. Đây là một điểm du lịch tâm linh hàng đầu tại An Giang với một kiến trúc tuyệt đẹp đặc biệt là vào ban đêm. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm và thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi đổ về để được tham gia lễ hội này.

lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi đổ về để tham dự lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

Giai thoại về Bà Chúa Sứ

Vào những năm 1820, đất nước chúng ta thường phải chịu sự quấy nhiễu của quân Xiêm. Khi quân Xiêm đến núi Sam, chúng đã trông thấy tượng Bà và có ý định khiêng bức tượng này đi. Tuy nhiên dù đã tìm đủ mọi cách , đào hì hục nhưng vẫn không thể khiêng được tượng Bà xuống núi. Chúng chỉ vừa nhấc được tượng Bà lên thì bỗng xảy ra một hiện tượng kỳ lạ. Tượng Bà bỗng nhiên nặng trĩu đến mức hàng chục binh sỹ khỏe mạnh, cường tráng cũng không thể bê nổi. Khi đó, có một lên giặc đã rất tức giận, đạp vào cốt tượng làm bức tượng bị gãy một phần cánh tay tuy nhiên hắn đã ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.

Một thời gian sau đó, những người dân trong làng kể lại rằng họ thường mơ thấy tượng Bà hiện về và tự xưng là Bà Chúa Xứ và báo với mọi người trong làng là khiêng tượng bà xuống núi để lập miếu thờ. Sau khi lập miếu bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ dân làng khỏi giặc ngoại xâm. Ngay lập tức, những người dân trong làng đã tụ tập lại và khiêng tượng Bà xuống dưới núi, xây miếu thờ cúng. Tuy nhiên có một điều lạ là dù tất cả những thanh niên khỏe nhất trong làng hợp sức lại vẫn không thể khiêng được bức tượng. Bỗng nhiên có một cô gái xuất hiện tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và nói rằng chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là sẽ khiêng được bà. Và quả nhiên 9 cô gái ấy đã di chuyển bức tượng một cách dễ dàng xuống dưới chân núi.

Bức tượng cao khoảng 1m65 và theo như nghiên cứu của những nhà khảo cổ học Pháp thì bức tượng này thuộc loại tượng thần Visnu, được tạc bằng chất liệu đá son, có giá trị nghệ thuật rất cao và được tạc vào cuối thế kỷ thứ VI.

Lúc đầu, miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng khá sơ sài, chỉ là một căn nhà được lợp bằng lá tre nằm trên một vùng đất trũng. Trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng, đến năm 1992, miếu Bà Chúa Xứ đã chính thức hoàn thành với một quy mô rộng lớn và trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ vô cùng độc đáo

Miếu Bà Chúa Xứ sau khi xây dựng xong thì được giao cho một người trông nom được gọi là Từ. Lúc này, những hoạt động cúng bái còn diễn ra khá lẻ tẻ và đơn giản. Tuy nhiên, từ năm 1870,  miếu Bà Chúa Xứ đã được trung tu khang trang hơn thì có nhiều du khách thập phương từ khắp nơi đã đổ về đây để dâng lễ lên cúng tại miếu Bà Chúa Xứ. Cũng từ đây lễ hội miếu Bà Chúa Xứ được hình thành.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ được tổ chức từ đêm ngày 23/4 đến hết ngày 27/4 âm lịch hằng năm. Những nghi thức cũng bái sẽ được những người dân trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi diễn ra các nghi thức chính, vào ngày 10/3 âm lịch, ban quản trị  miếu sẽ bầu ra một người làm chủ lễ. Người này phải là một người từ 60 tuổi trở lên, khỏe mạnh, còn đủ vợ chồng, con cái và đạo đức tốt.

lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Vị chủ tế của lễ hội

Lễ tắm bà sẽ được diễn ra một cách trang trọng vào đêm 23/4, rạng sáng ngày 24/4. Bức tượng Bà sẽ được người dân lau sạch bằng một loại nước thơm, thay trang phục mới. Trang phục cũ sẽ được cắt thành những miếng nhỏ để phát cho những người đến tham gia lễ hội miếu Bà Chúa Xứ để cầu mong may mắn và bình an.

Sau đó vào khoảng 15h ngày 24/4 sẽ diễn ra lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Theo truyền thuyết kể lại thì Thoại Ngọc Hầu là một vị danh tướng dưới triều Nguyễn, từng giữ chức thủ trấn Vĩnh Thanh. Đây là một vị quan đã có công lớn trong công cuộc khai hoang lập ấp, đào kênh làm đường và bảo vệ quê hương, đất nước. Những người dân trong làng sẽ sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm lễ thỉnh sắc để tỏ lòng biết ơn đối với vị quan này.

Lễ Túc Yết sẽ được tổ chức vào đêm ngày 25 rạng sáng ngày 24 âm lịch. Lễ này bao gồm 4 nghĩ lễ khác nhau gồm : Dâng hương, chúc tửu, hiến trà và đọc văn tế. Sau khi văn tế đã đọc xong sẽ được hóa cùng với vàng mã.

Lễ Chánh Tế sẽ được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26 / 4 và cuối cùng sắc Thoại Ngọc Hầu sẽ được đưa trở lại lăng vào chiều ngày 27/4.

lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Hãy đến với miếu Bà Chúa Xứ

Đến với lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, du khách không chỉ được chứng kiến những nghi lễ truyền thống đặc sắc mà còn được tham dự vào phần hội với những hoạt động vô cùng sôi nổi. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,…thu hút rất đông du khách.

Phan Thế Hoàng

Nguồn video: Youtube

Theo báo du lịch

Hits: 11

Liên hệ với chúng tôi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here