Cồng chiêng Tây Nguyên – nét văn hóa đặc sắc tại Việt Nam

0
149

Nhắc đến đồng bào Tây Nguyên chúng ta thường nghĩ ngay đến âm thanh rộn ràng của những chiếc cồng chiêng, hình ảnh của những chú voi và những vũ điệu dân gian đặc sắc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhé.

cồng chiêng Tây Nguyên
cồng chiêng Tây Nguyên

Đất nước Việt Nam của chúng ta quả thực vô cùng may mắn khi được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Không những vậy, Việt Nam còn có những nét văn hóa đặc sắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ Bắc Ninh,…Tất cả đều góp phần làm cho ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Mỗi loại hình nghệ thuật truyền thống đều mang trong đó những điều vô cùng thú vị đáng để chúng ta tìm hiểu và khám phá. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng trên khắp 5 tỉnh thành của vùng Tây Nguyên đó là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak, Đăk Nông, và Lâm Đồng. Chủ nhân của văn hóa này đó chính là đồng bào các dân tộc Bana, Xê đăng, Mnong, Cơ Ho, Rơ Măm,…

Cồng chiêng là gì?

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được làm bằng hợp kim đồng, có khi được pha thêm vàng, bạc hoặc đồng đen. Công và chiêng thực ra là hai loại nhạc cụ khác nhau. Cồng là loại có núm ở giữa còn chiêng là loại không có núm. Cồng chiêng có nhiều kích cỡ khác nhau. Đường kính nằm trong khoảng từ 20cm đến 60cm. Thậm chí có những loại cực lớn có đường kính lên đến 120cm. Cồng chiêng có thể chơi đơn lẻ hoặc dùng theo dàn. Một dàn có thể có từ 2 đến 13 chiếc, thậm chí có những nơi họ còn chơi một dàn gồm từ 18 đến 20 chiếc.

Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên thì văn hóa cồng chiêng có một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là tiếng nói của tâm linh, của tâm hồn con người. Những âm thanh của cồng chiêng như diễn tả được hết niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của họ.

cồng chiêng Tây Nguyên
cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng là loại nhạc cụ rất độc đáo

Các chuyên gia nghiên cứu đã nhận xét rằng cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những loại nhạc cụ độc đáo và đặc sắc nhất trên thế giới. Các dàn cồng chiêng lấy thang âm tự nhiên để làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình. Cồng chiêng cũng là một loại nhạc cụ đa âm sắc. Ngoài âm thanh cơ bản thì nếu tinh ý các bạn có thể thấy rằng vẫn còn có những thanh âm phụ khác kèm theo. Chính vì vậy mà một dàn cồng chiêng mặc dù có 6 chiêng nhưng trên thực tế lại cho ra ít nhất là 12 âm. Đó cũng chính là những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

cồng chiêng Tây Nguyên
cồng chiêng Tây Nguyên

Nguồn gốc của cồng chiêng Tây Nguyên

Theo các nhà nghiên cứu thì cồng chiêng Tây Nguyên chính là hậu duệ của đàn đá. Khi xưa, khi chưa có đồng, con người đã dùng đến các loại nhạc cụ được làm từ đá như cồng đá, chiêng đá,… Mãi khi đến thời đại đồ đồng thì mới có chiêng đồng. Khi mới xuất hiện, âm thanh của những chiếc cồng chiêng thường được vang lên vào những mùa lúa mới, lễ xuống đồng. Những người dân quan niệm rằng âm thanh vang vọng của những chiếc cồng chiêng sẽ là phương thức hiệu quả để giao tiếp với thiên nhiên. Kể từ đó, bất cứ lễ hội nào trong năm của các dân tộc Tây Nguyên từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới,….đều không thể thiếu được âm thanh của những chiếc cồng, chiếc chiêng.

Người Tây Nguyên cho rằng đằng sau những âm thanh của cồng chiêng có ẩn chứa một vị thần. Những chiếc cồng chiêng có tuổi đời càng lâu thì vị thần đó càng có quyền lực cao.

cồng chiêng Tây Nguyên
cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản vô giá

Cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một nét di sản văn hóa vô giá của đất nước Việt Nam chúng ta. Nó đặc sắc từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế, thang âm cho đến nghệ thuật biểu diễn. Để chơi được loại nhạc cụ độc đáo này đòi hỏi sự điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng các kỹ năng.

Một số lễ hội đặc sắc để du khách có thể thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng

Đây là một lễ hội rất nổi tiếng được tổ chức hằng năm tại các tỉnh Tây Nguyên trong đó Đắc Lắc là nơi trọng điểm. Nơi đây có vị trí trung tâm về văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực Tây Nguyên và cũng là nơi có nhiều cồng chiêng nhất tại Việt Nam.

Tham dự lễ hội này, du khách sẽ được xem những màn biểu diễn độc đáo của các nghệ nhân. Đó đều là những nét văn hóa đặc sắc vẫn thường được giới thiệu trọng các chương trình du lịch của tỉnh.

Lễ hội đua voi ở Buôn Đôn

Ngoài cồng chiêng thì những chú voi cũng là một hình ảnh đặc trưng của Tây Nguyên. Hằng năm, cứ vào tháng 3 là lễ hội đua voi lại được tổ chức tại Buôn Đôn thuộc tỉnh Đắc Lắc.

Đến tham dự lễ hội độc đáo này, du khách sẽ được hòa mình vào một không khí rộn ràng, tưng bừng náo nhiệt với âm thanh của những chiếc cồng chiêng. Và đặc biệt là sẽ được tận mắt chứng kiến những màn trình diễn đặc sắc của các chú voi.

Phan Thế Hoàng

Nguồn video: Youtube

Theo báo du lịch

Hits: 19

Liên hệ với chúng tôi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here