Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Trung Quốc

Tây Tạng và những điều ít người biết

Thứ bảy, 27/07/2019, 09:08 GMT+7
Tây Tạng được biết đến là vùng đất có văn hóa lâu đời và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, không chỉ vậy, nơi đây còn ẩn chứa khá nhiều điều thú vị mà ít người biết đến.
  
Nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Tây Tạng có diện tích khá lớn chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Nơi đây có đỉnh Himalaya - nóc nhà của thế giới, có những bằng chứng khảo cổ học chứng minh sự sống của con người từ 21.000 năm trước và còn rất nhiều điều thú vị khác về Tây Tạng mà ít người biết đến. 
 
Tây Tạng
Tây Tạng là vùng đất có văn hóa lâu đời và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ
 

Trẻ sơ sinh được ngâm dưới sông băng

 
Với độ cao trung bình trên 4500 m so với mực nước biển, khí hậu Tây Tạng so với những nơi khác lạnh giá hơn và không khí thì vô cùng loãng. Có lẽ vì vậy mà sức đề kháng để đấu tranh sinh tồn của người dân nơi đây luôn cao hơn bất cứ nơi nào khác. Theo tục lệ của người Tây Tạng, vào ngày sinh nhật tròn 1 tuổi, người phụ nữ có quyền uy nhất trong làng sẽ mang đứa trẻ đem ngâm xuống dòng nước lạnh buốt tan từ băng trong vòng 1 phút và chỉ chừa mỗi phần đầu. Sau đó đứa bé được đem lên mặc lại quần áo bình thường, quấn khăn.
 
Tây Tạng
Trẻ em Tây Tạng được rèn luyện khả năng sinh tồn ngay từ thuở nhỏ
 
Nếu đứa trẻ đó hoàn toàn bình thường nghĩa là chúng đã vượt qua được bước ngoặt mang tính sống chết của cuộc đời. Nếu đứa bé chuyển sang trạng thái tím ngắt và dần lịm thì gia đình cũng nên xác định chuẩn bị hậu sự.
 

Câu chuyện hóa thân tái sinh của các Đạt Lai Lạt Ma

 
Trong tâm tưởng của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma là người có quyền lực tối cao, đứng đầu giáo hội Phật giáo của vùng đất này. Theo đó, sự tái sinh là sự hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát dưới hình hài con người để giúp nhân gian cứu độ cứu nạn cho chúng sinh.
 
Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
 
Kể từ đại sư Gendun Drupa (1391 - 1475), các Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm đều được phát hiện từ khi còn nhỏ theo thuật "tái sinh". Các Lạt Ma sau khi viên tịch sẽ để lại một số di vật và một bài kệ để các đồ đệ tìm kiếm. Bên cạnh đó, các bậc cao tăng được cho là sẽ nhận báo mộng cũng như nhiều dấu hiệu khác để hỗ trợ thêm cho việc "hóa thân tái sinh".
 
Tây Tạng
 
Các Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm đều được phát hiện từ khi còn nhỏ theo thuật "tái sinh".
 

Chế độ đa phu 

 
Có lẽ Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, các cô gái đều lấy 2 đến 5 người chồng mà đặc biệt hơn cả là họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Nguồn gốc của tục lệ này bắt nguồn từ quan điểm giúp gia đình hòa thuận hơn, tranh mâu thuẫn và phân tán đất đai, tài sản. 
 
Tây Tạng
Có lẽ Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu
 
Cụ thể là nếu người con gái cưới một người con trai thì cả anh, em trai của anh ta cũng phải lấy cô gái ấy làm vợ. Người anh cả sẽ là trụ cột gia đình, nhưng nếu người đó có việc phải xa nhà, thì người em trai sẽ thay anh mình gánh vác lo toan cho gia đình cùng với người vợ chung. Đối với đứa trẻ sinh ra từ gia đình đa phu ấy, sẽ không có sự phân biệt ai là bố mà người anh cả thường sẽ đảm nhiệm vai trò là bố, còn những người em khác sẽ được gọi là chú. 
 
Với những điều kiện sống eo hẹp, khắc nghiệt nên tục lệ này đã giúp người dân Tây Tạng duy trì được cuộc sống và đảm bảo trật tự xã hội. Nhưng ngày nay, khi đời sống được cải thiện hơn, đồng thời chính quyền tích cực tuyên truyền nên hủ tục này đã dần bị bài trừ và chỉ còn tồn tại ở một số vùng hiểm trở tách biệt với bên ngoài.
 

Tây Tạng không trồng được trà

 
Điều này nghe có vẻ khá là bất ngờ phải không, vì nói tới Tây Tạng chắc hẳn không ai xa lạ với món trà bơ, một món đồ uống truyền thống bao đời ở vùng cao nguyên này. Trà bơ với cư dân Tây Tạng là một thứ "nước thần" nhờ công dụng tuyệt vời giúp giữ nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
 
Tây Tạng
Thật khó tin khi Tây Tạng lại không thể trông được cây trà
 
Nhưng thực tế thì vùng đất Tây Tạng không thể trông được cây trà, mà toàn bộ trà đều phải vận chuyển từ Ấn Độ cách đó khoảng 4000km bằng cách đổi ngựa tốt lấy trà. Chính vì chiều dài cùng với tính chất gian nan của hai tuyến đường buôn trà đổi ngựa này mà nó đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại trên thế giới, có thể sánh ngang tầm với "con đường tơ lụa" nức tiếng một thời đấy.
 
Tây Tạng
Những chú ngựa Tây Tạng trong hành trình vận chuyển trà
 

Hình thức mai táng thiên táng - điểu táng đặc biệt 

 
Đây chắc chắn là hình thức mai táng nổi tiếng "ghê rợn" nhất thế giới. Tại sao lại nói như vậy? Bởi lẽ thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, hay hỏa thiêu như những nơi khác thì người Tây Tạng lại đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói. Họ tin rằng sau khi chết, hình hài mà con người mang chỉ còn là cái xác mà kền kền lại được coi là linh vật ở đây. Thế nên việc thực hiện nghi thức điểu táng được coi như chính đức Phật Tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để không làm hại đến những sinh linh khác trong thế giới.
 
Tây Tạng
Đây chắc chắn là hình thức mai táng nổi tiếng "ghê rợn" nhất thế giới
 
Minh Nguyên
Theo Báo Thể thao Việt Nam