Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Bình Phước

Khám phá những lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đời

Thứ hai, 01/01/2024, 08:09 GMT+7
Bình Phước có những lễ hội thú vị nào? Khám phá ngay những lễ hội truyền thống Bình Phước dưới đây để có một chuyến du lịch Bình Phước để đời.
test

Bình Phước là một vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác nhau, vì vậy vùng đất này chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội truyền thống Bình Phước đặc sắc của các dân tộc. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những lễ hội truyền thống nơi đây nhé.

 

Khám phá lễ hội truyền thống Bình PhướcBình Phước có những lễ hội truyền thống nào? Hãy cùng khám phá nhé. Ảnh: Pixabay

Xem thêm>>: TOP 5 ĐẶC SẢN BÌNH PHƯỚC MUA VỀ LÀM QUÀ ĐÁNG TIỀN NHẤT

Những lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đời


1. Lễ Cầu mưa ở ấp Tà Kuông.

Cứ vào 16 tháng 12 âm lịch, người S’Tiêng sẽ bắt đầu tổ chức lễ cầu mưa một lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đời. Đây là thời điểm bắt đầu một mùa vụ mới vì vậy lễ hội cầu mưa được tổ chức với mục đích cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng là để thể hiện sự nhớ ơn của người S’Tiêng dành cho các vị thần đã giúp họ vượt qua được đợt hạn hán kéo dài và khốc liệt. 

 

Lễ hội cầu mưa ấp Tà Kuông một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước độc đáoCứ vào 16 tháng 12 âm lịch, người S’Tiêng sẽ bắt đầu tổ chức lễ cầu mưa một lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đời. Ảnh: Pixabay
 
Lễ hội truyền thống Bình Phước này sẽ bao gồm phần lễ và phần hội. Đối với phần lễ của lễ hội truyền thống Bình Phước này, dân làng sẽ bày biện các lễ vật đã chuẩn bị từ trước. Tiếp đến các thanh niên trai tráng trong làng sẽ cùng nhau cất lên vũ điệu cồng chiêng truyền thống để mời gọi các thần linh về làng. Đồng thời khi vũ điệu cồng chiêng cất lên, người chủ trì sẽ thực hiện các nghi thức cùng với đó là đọc bài khấn cổ truyền của người S’Tiêng trước cây nêu.
 
 
Lễ hội cầu mưa ở ấp tà kuông là lễ hội truyền thống Bình Phước du khách sẽ có cơ hội được giao lưu với các trai làng, gái làng cùng nhau đốt lửa trại, chơi các trò chơi như đá bóng, nhảy bao bố, đi cà kheo…. Ảnh: Pixabay

Sau khi phần lễ kết thúc là đến phần hội. Nếu như phần lễ mang bầu không khí trang nghiêm thì trong lễ hội truyền thống Bình Phước này phần hội lại đem đến sự náo nhiệt và vui vẻ. Với phần này du khách sẽ có cơ hội được giao lưu với các trai làng, gái làng cùng nhau đốt lửa trại, chơi các trò chơi như đá bóng, nhảy bao bố, đi cà kheo…


2. Tết mừng lúa mới của người M’Nông

Một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước độc đáo mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch đến vùng đất này đó chính là tết mừng lúa mới của người M’Nông. Những người M’Nông tại đây sẽ không ăn tết cổ truyền với người Kinh thay vào đó họ tổ chức tết mừng lúa mới còn gọi với cái tên khác là “ Lễ cơm mới”. Lễ hội này sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 âm lịch, khi mùa màng bước vào giai đoạn thu hoạch. Đây là một trong những lễ hội lớn của người M’Nông với mục đích tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no.

 

Lễ hội mừng lúa mới của người M'Nông là một trong những truyền thống Bình Phước lâu đờingười M’Nông tại đây sẽ không ăn tết cổ truyền với người Kinh thay vào đó họ tổ chức tết mừng lúa mới. Ảnh: Pixabay
Lễ hội truyền thống Bình Phước này thường sẽ kéo dài cả tháng, lần lượt từ nhà này đến nhà kia. Khi lúa chín gia đình người M’Nông cùng người dân trong làng sẽ thực hiện các nghi lễ tuốt lúa, cúng hồn lúa từ rẫy về nhà. Nếu lúa của chủ nhà chín nhiều thì mọi người sẽ cùng nhau tuốt hộ. Đồng thời mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào trong bồ gọi là rước lúa về nhà, khách sẽ chúc những điều tốt đẹp nhất đến gia chủ, bầu không khí diễn ra nghi thức này vô cùng náo nhiệt và vui vẻ. Về đến nhà quan khách sẽ được thưởng thức những chén rượu cần quý nhất được bày dọc giữa nhà, lắng nghe giai điệu truyền thống từ những bộ chiêng của người M’Nông.
 
 
Lễ mừng lúa mới của người M'Nông một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước lau đờiTham gia lễ hội khách quan sẽ được thưởng thức những ché rượu cần quý. Ảnh: Pixabay
Vào buổi tối của lễ hội truyền thống Bình Phước thú vị này chủ nhà sẽ tổ chức phần lễ ăn cơm mới, chủ nhà sẽ chuẩn bị một nồi cơm thật to và ngon để mời tất cả các hộ gia đình được mời tới. Khi mọi người đã tới dông đủ, chủ nhà tiến hành làm lễ cúng cơm và cúng các vật dụng sản xuất trong gia đình để đền ơn dụng cụ vì có dụng cụ mới có nương rẫy xanh tươi, mang lại cuộc sống ấm no, do đó, dụng cụ lao động "ăn" trước, người ăn sau. Xong xuôi chủ nhà và bà con tham dự khấn vái. Khấn vái xong, chủ nhà dọn cơm và thức ăn trên lá chuối tươi rồi mời bà con cùng ăn. Sau khi ăn xong chủ nhà sẽ mời mọi người thưởng thức những ché rượu cần thơm ngon, trước khi uống rượu chủ nhà lấy chút rượu cần và huyết gà phết vào kho lúa, bàn thờ, bếp để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho gia đình trong năm qua.
 

3. Lễ hội chọi trâu hớn quản

Cứ vào 18 tháng 8 âm lịch hàng năm du khách đến Bình Phước sẽ có dịp tham gia lễ hội chọi trâu Hớn Quản náo nhiệt. Đây là một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước với ý nghĩa bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Đồng thời tái hiện lại hình ảnh con trâu, người bạn gắn liền với cuộc sống nông nghiệp của nông dân. Điều đặc biệt và tuyệt vời của lễ hội này đó chính là các chú trâu dù thắng hay thua cũng đều sẽ được sống và được nhân giống cho mùa sau.

 

Lễ hội chọi trâu một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đờiLễ chọi trâu diễn ra vô cùng náo nhiệt thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Pixabay

Lễ hội Bình Phước này thường được tổ chức tại đình thần Tân Khai, huyện Hớn Quản. Người tham gia lễ hội chọi trâu sẽ mang đến những con trâu to lớn, khỏe mạnh và có sức chiến đấu tốt. Những con trâu được chọn sẽ ra đấu trường, trận đấu sẽ diễn ra vô cùng khốc liệt và kịch tính. Bên ngoài là những tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người. Du khách ghé thăm Bình Phước vào mùa này sẽ được thoải mái hò hét, xả stress tìm lại năng lượng tích cực cho bản thân. Đây tuy chỉ là một lễ hội nhỏ, nhưng sự sôi động, náo nhiệt mà nó đem đến thu hút rất nhiều du khách. Nếu có chuyến du lịch Bình Phước bạn đừng bỏ lỡ lễ hội này nhé.
 

4. Lễ tết Chôl Chnăm Thmây

Diễn ra vào khoảng tháng tư dương lịch hằng năm.Tết Chool Chnăm Thmây của người Khmer đem đến sự rộn ràng, náo nhiệt thu hút đông đảo du khách. Lễ hội truyền thống Bình Phước này được tổ chức vào mùa xuân, thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng. Lễ hội mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đã luôn phù hộ họ trong thời gian vừa qua đồng thời thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn, gian lao vì một tương lai xán lạn hơn. Đây cũng là dịp để tỉnh Bình Phước kết nối mọi người lại với nhau, tạo thành một khối đoàn kết dân tộc to lớn.

 

Lễ tết Chol Chnam Thmay một trong những truyền thống Bình Phước lâu đờiTết Chool Chnăm Thmây của người Khmer đem đến sự rộn ràng, náo nhiệt thu hút đông đảo du khách. Ảnh:Pixabay
 
Lễ hội truyền thống Bình Phước này sẽ được tổ chức trong 3 ngày. Vào ngày thứ nhất diễn ra lễ rước “Maha Sangkran mới” hay còn gọi là lễ “rước Đại lịch.” Trong ngày này Mọi người sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, tắm rửa sạch sẽ và cùng nhau lên chùa làm lễ rước Đại lịch và diễu hành 3 vòng xung quanh chính điện để mời Têvôđa về phù hộ cho mọi người được ấm no, hạnh phúc. Tiếp đến là lễ Phật. Đến tối du khách sẽ có cơ hội được cùng mọi người tham gia các trò chơi dân gian thú vị đồng  thời thưởng thức các điệu múa, hát truyền thống đặc sắc của người Khmer như hát, múa dukê, robăm, ramvông...
 
 
Lễ tết Chol Chnam Thmay một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước nổi tiếngTham gia tết Chol Chnam Thmay du khách sẽ được thưởng thức những điệu múa truyền thống, chơi những trò chơi thú vị. Ảnh: Pixabay
 
Ngày thứ hai của lễ hội truyền thống Bình Phước này sẽ diễn ra lễ dâng cơm và đắp núi cát tại chùa. Vào buổi sáng và trưa, người Khmer sẽ mang cơm, thức ăn và các loại bánh lên chùa cho các vị sư. Các nhà sư khi nhận lễ vật xong sẽ làm lễ tạ ơn những người tạo ra lúa gạo, đồng thời làm lễ cầu phúc cho những người đã mang lễ vật đến. Buổi chiều mọi người sẽ tham gia lễ đắp núi cát tại khuôn viên chùa dưới sự chỉ dẫn của vị Achar.
 
 
Lễ tết Cholchnamthmay một trong nhưng lễ hội truyền thống Bình Phước thú vịNgày thứ hai diễn ra lễ dâng cơm và đắp núi cát tại chùa. Ảnh: Pixabay

Ngày thứ ba sẽ diễn ra lễ tắm Phật. Trong ngày này mọi người sẽ dâng hoa quả và thức ăn từ sớm cho các vị sư. Sau đó các vị sư sẽ tiến hành làm lễ tắm Phật. Mọi người sẽ cầu nguyện những điều mình mong muốn. Tiếp đến là lễ cầu siêu cho những người đã khuất. Cuối cùng mọi người trở về nhà và làm lễ tắm Phật thờ trong gia đình. Đồng thời gửi lời chúc tốt đẹp đến ông, bà, cha, mẹ và đâng bánh cho họ để tỏ lòng biết ơn. Trong 3 ngày tết này người Khmer cũng sẽ đến từng nhà chúc phúc và lì xì cho nhau.

 

Lễ tết Chol Chnam Thmay một trong những lễ hội truyền thống Bình Phước độc đáocác vị sư tiến hành làm lễ tắm Phật. Mọi người sẽ cầu nguyện những điều mình mong muốn. Ảnh: Pixabay
Bình Phước là một vùng đất đa dân tộc sinh sống vì vậy nơi đây có rất nhiều lễ hội truyền thống Bình Phước lâu đời và thú vị. Nếu bạn là một người thích khám phá và tìm hiểu về những nét độc đáo này thì đừng ngần ngại mà hãy sách ba lô lên và lựa chọn cho bản thân những tour du lịch Bình Phước phù hợp ngay nào. Trên đây là một vài lễ hội truyền thống độc đáo tại Bình Phước mà chúng mình gợi ý đến bạn. Nếu bạn còn biết thêm được nhiều lễ hội độc đáo khác tại Bình Phước thì hãy để lại bình luận nhé.
 

Kim Hậu

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc