Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình – nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

Thứ ba, 07/05/2024, 13:30 GMT+7
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là điểm thăm quan tâm linh của cố đô. Nơi đây có nhiều bảo vật quý, đến nay vẫn còn được lưu truyền. Trong hành trình ghé thăm Ninh Bình đừng bỏ qua địa chỉ này. 
test

Chỉ cách trung tâm TP Ninh Bình 10km, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là một điểm đến không thể bỏ qua cho du khách thập phương. Đặc biệt, cặp bảo vật long sàng ở đền này mang nhiều giá trị to lớn về lịch sử văn hoá.
 

1. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình – điểm thăm quan không thể bỏ qua 


1.1. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu?

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu hay địa chỉ đền thờ Đinh Tiên Hoàng là điều mà nhiều người đang thắc mắc khi lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của mình. Cụ thể, đền thờ tọa lạc tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng còn được gọi là đền Đinh, được xây dựng từ thế kỷ 17. 

 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình tọa lạc ở huyện Hoa LưĐền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình tọa lạc ở huyện Hoa Lư. Ảnh: Vietnamnet

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là một di tích lịch sử quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể cố đô Hoa Lư. Vị trí của đền này thuộc trung tâm thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa. 

Như vậy, sau khi đã biết đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lập team với hội bạn thân tới đây khám phá, tìm hiểu thôi nào. Chắc chắn, di tích này sẽ giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích đấy nhé. 
 

1.2. Hướng dẫn di chuyển 

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng chỉ cách trung tâm TP Hà Nội hơn 90km, rất thuận tiện để di chuyển. Bạn có thể tự lái xe máy, ô tô tới đây. Nếu đi ô tô, khách du lịch di chuyển theo cao tốc Hà Nội – Ninh Bình rồi vào Quốc lộ 1A => Quốc lộ 38B, rẽ trái là tới được Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình. Nhìn chung, đường đi đẹp, không có gì khó khăn. 

 

Có nhiều phương tiện đưa bạn tới đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh BìnhCó nhiều phương tiện đưa bạn tới đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình. Ảnh: Kha Lài Sái

Ngoài ra, từ Hà Nội, bạn còn có thể đi tàu hoặc đi xe khách để tới trung tâm thành phố, sau đó, thuê xe máy để thăm quan các địa điểm du lịch. Được biết, nhiều điểm du lịch Ninh Bình khá gần nhau nên di chuyển bằng xe máy rất tiện. 

Đền thờ vua Đinh chỉ cách trung tâm TP Nình Bình hơn 10km. Bạn có thể tra cứu trên google maps hoặc hỏi người dân để tìm đến nơi. Chưa đầ 30 phút, du khách đã có thể tới được đền thờ nổi tiếng này rồi. 

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Ninh Bình: Trải nghiệm ăn-chơi ‘đúng điệu’ tại vùng đất di sản

1.3. Khám phá đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Ninh Bình 


1.3.1. Kiến trúc đền thờ

Đinh Bộ Lĩnh sinh vào năm Giáp Thân (924), ở làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay chính là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn). Năm 968, sau chiến thắng dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng, rồi đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt, chọn nơi đóng đô là Hoa Lư. 

 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là điểm thu hút khách du lịch Ninh BìnhĐền thờ vua Đinh là điểm thu hút khách du lịch Ninh Bình. Ảnh: eileebbvip

Trong 12 năm trị vì, Đinh Bộ Lĩnh có nhiều công lao to lớn, củng cố nền độc lập, tự chủ. Ông cũng xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh với 10 Đạo quân. Lực lượng quân đội tinh nhuệ đã đảm bảo cho đất nước được yên bình. 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình được khởi công xây dựng từ thời Lý theo kết cấu độc đáo “nội công, ngoại quốc”. Quần thể đền thờ bao gồm ngọ môn quan, hồ sen, núi giả, vườn hoa, nghi môn nội, nghi môn ngoại cùng ba tòa bái đường, thiêu hương và hậu cung.

 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có kiến trúc cổ, độc đáo, mang đặc trưng thời Hậu LêĐền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có kiến trúc cổ, độc đáo, mang đặc trưng thời Hậu Lê. Ảnh: dhn.thy

Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Ninh Bình tọa lạc ở vị trí đắc địa khi phía trước có núi Mã Yên, phía sau lại có dãy núi Phi Vân hùng vỹ. Đền được xây dựng đăng đối trên trục thần đạo, bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt rồi kết thúc ở Chính điện. 

Ở phía ngoài Ngọ Môn Quan có dòng chữ Hán “Bắc môn tỏa thược được” viết trên cổng, đi qua là dòng chữ Hán nữa “Tiền Triều Phượng Các”. Hồ Bán Nguyệt xây phía trước đền theo lối kiến trúc của triều đình xưa. Đặc biệt, trong hồ nước có hoa súng cứ vào mùa hè lại nở rực rỡ rất đẹp.  

 

Mọi chi tiết tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình đều đã nhuốm màu thời gianMọi chi tiết tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình đều đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: _emi.won_

Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh Ninh Bình có 3 tòa chính là Bái đường, Thiêu hương và Chính cung. Gian giữa Bái đường có bức đại tự có ba chữ "Chính thống thủy" nhằm ca ngợi công đức của vua Đinh. Ở giữa Chính cung có tượng vua Đinh Tiên Hoàng làm bằng đồng vàng sơn son thếp bạc oai nghiêm, bệ vệ. Bên trái là bức tượng con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn còn bên phải là tượng của hai con thứ Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn vua Đinh.

 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là công trình kiến trúc tiêu biểu từ thế kỷ 17Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là công trình kiến trúc tiêu biểu từ thế kỷ 17. Ảnh: thegirltraveldiaries

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình là ngôi đền duy nhất ở nước ta thờ vua cùng cha mẹ ông và các con trai của ông, không chỉ vậy còn có cả bài vị thờ các tướng triều đình thời nhà Đinh.

Có thể nói, đền thờ Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc quý ở thế kỷ 17, đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn một số mảng kiến trúc, điêu khắc thời kỳ Hậu Lê với như tiên cưỡi rồng, lưỡng long chầu nguyệt, rồng đàn hay lưỡng long chầu lá đề.  

 

Góc nào tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình lên ảnh cũng đẹpGóc nào tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình lên ảnh cũng đẹp. Ảnh: nom.pangg

Những bức điêu khắc tinh tế, khéo léo này tô điểm thêm vẻ lộng lẫy cho ngôi đền và cũng thể hiện tài năng tuyệt vời của các nghệ nhân dân gian từ hàng trăm nước trước của nước ta.

 

Đừng quên ghé thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình trong chuyến đi sắp tớiĐừng quên ghé thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình trong chuyến đi sắp tới. Ảnh: _emi.won_

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình mang ý nghĩa lớn lao về mặt kiến trúc, lịch sự mà ông cha ta vẫn luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn đến tận ngày nay. Do đó, nơi đây chính là một địa chỉ không thể bỏ qua khi chiêm bái Cố đô Hoa Lư. 

 

1.3.2. Bảo vật đắt giá

Đến nay, trong đền thờ vua Đinh còn lưu giữ cặp long sàng có một không hai ở Việt Nam. Long sàng hay tên khác là sập đá, là một trong những đồ tế khí cực kỳ quan trọng trong không gian thờ tự xưa nay của người Việt. Long sàng đền thờ Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình được công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2017.

 

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có cặp long sàng quýĐền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có cặp long sàng quý. Ảnh: Báo Ninh Bình

Long sàng trước nghi môn đền thờ vua Đinh có từ đầu thế kỷ 17, chế tác bởi triều đình Lê - Trịnh làm đồ tế khí dâng lên đền thờ. Chiếc sập được làm từ một tảng đá xanh nguyên khối, nặng khoảng 1,5 tấn với phần chân đế hơi xoải, dáng quỳ vững chãi.

Giữa bảo vật có trang trí hình rồng cuộn với phần thân uốn lượn như yên ngựa, có đầu to, bờm ngược ra phía sau. Phần miệng há ngậm ngọc, sừng hai chạc, răng nanh sắc nhọn, đuôi rồng uy nghi.

 

Cận cảnh các chi tiết trên cặp long sàng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh BìnhCận cảnh các chi tiết trên cặp long sàng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Báo Ninh Bình 

Đặc biệt, phần mặt long sàng đền thờ Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình thể hiện hình tượng được coi là độc nhất vô nhị trong lịch sử điêu khắc của Việt Nam, đó là hình tượng rồng mang bàn tay phụ nữ. Chính giữa bề mặt long sàng tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình có hình rồng dáng khoanh tròn, đầu hướng lên đỉnh núi Mã Yên.

 

Cặp long sàng trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình đã được công nhận là bảo vật quốc giaCặp long sàng trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Dân trí

Phần chân đế long sàng gồm chín khối đá, kích thước không đều nhau, tạo thế vững chãi. Qua thời gian dài cũng như chiến tranh bom đạn, bộ long sàng ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn. 

Đặc biệt, cách thức trang trí độc lạ không giống bất kỳ cặp long sàng nào ở nước ta từ trước đến nay, phản ánh óc sáng tạo và đôi bàn tay tài tình của nghệ nhân điêu khắc từ thế kỷ 17. Long sàng không chỉ đẹp mà còn có ý nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều thông điệp.

Cặp bảo vật quốc gia trước nghi môn ngoại và trước bái đường đền thờ này được các nhà khoa học đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của người Việt xưa. 

>>Xem thêm: CẬP NHẬT Giá vé các điểm du lịch Ninh Bình mới nhất

2. Các điểm thăm quan gần đền thờ vua Đinh Bộ Lĩnh 


2.1. Tuyệt tình cốc

Tuyệt tình cốc hay gọi là Động Am Tiên, chỉ cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình chưa đầy 1 cây số. Do đó, bạn đừng quên ghé thăm khu vực này trong chuyến đi về cố đô của mình. Đây là nơi mà Thái hậu Dương Vân Nga đã tu hành vào những tháng năm cuối đời.

 

Tuyệt tình cốc chỉ cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình vài trăm métTuyệt tình cốc chỉ cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình vài trăm mét. Ảnh: Onetrip

Sở dĩ có tên Tuyệt tình cốc bởi khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc của nơi này làm say đắm lòng người. Trước đây để đến được động Am Tiêm, bạn phải vượt qua 205 bậc đá cheo leo, băng qua núi rồi mới vào được bên trong. Ngày nay ban quản lý của khu du lịch này đã mở một đường hầm đi xuyên núi tạo điều kiện để khách thập phương có thể thăm quan, tìm hiểu một cách dễ dàng. 
 

2.2. Đảo Khê Cốc 

Đảo Khê Cốc thuộc Khu du lịch sinh thái Tràng An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi này rất gần các điểm du lịch khác, chỉ cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình 5km nên cực thuận tiện để khám phá.

 

Ghé thăm đảo Khê Cốc để chuyến đi thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình thêm trọn vẹnGhé thăm đảo Khê Cốc để chuyến đi thăm đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình thêm trọn vẹn. Ảnh: Phạm Thái Dương

Để tới đảo Khê Cốc, bạn sẽ có 2 cách di chuyển. Giá vé đảo Khê Cốc Ninh Bình cũng có sự khác nhau tùy theo sự cách di chuyển của bạn. Tới với đảo Khê Cốc, khách du lịch sẽ được tìm hiểu, khám phá về cuộc sống cư dân Tràng An cổ. 

Trên đảo đã phục dựng, tái hiện lối sống sinh hoạt văn hóa của cư dân cổ ở Tràng An, qua đó, cung cấp cho các du khách thập phương góc nhìn thú vị về cuộc sống của con người trước đây một cách chân thật và sinh động nhất. 

Trên đây là thông tin về đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc