Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Thái Bình

Lễ hội đền Tiên La Thái Bình: Nguồn gốc, ý nghĩa nét đẹp văn hóa ít ai biết

Thứ năm, 20/07/2023, 10:22 GMT+7

Lễ hội đền Tiên La Thái Bình là một trong những lễ hội đặc sắc, thú vị mang đậm nét văn hóa của người Thái Bình nói riêng, người miền Bắc nói chung để tưởng nhớ công ơn của Bát Nạn Tướng Quân. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam để tìm hiểu lễ hội có nguồn gốc, ý nghĩa cũng như các hoạt động đặc sắc.

test

Đề thờ Mẫu Tiên La là một điểm du lịch tâm linh mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của vùng đất Hưng Hà, Thái Bình. Và nổi bật nhất chính là lễ hội đền Tiên La Thái Bình hàng năm đã thu hút cả nghìn du khách thập phương đổ về đây để lễ bái cầu tài cầu lộc. Du lịch Thái Bình nhất định phải ghé qua đền Mẫu Tiên La và tìm hiểu về sự tích, ý nghĩa. Và chắc chắn những thông tin trong bài viết này sẽ là “chìa khóa” giúp bạn hiểu thêm về điểm du lịch thú vị này.
 

Lễ hội đền Tiên La Thái Bình: Lịch sử hình thành và kiến trúc

Đền Tiên La hiện tại đang thuộc địa bàn thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngôi đền thờ Mẫu Tiên La đã hơn một nghìn năm tuổi, chứng kiến bao thăng trầm của Thái Bình cũng như tổ quốc ta. Theo tương truyền, đền Tiên La gắn với sự tích tướng quân Vũ Thị Thục cũng chính là tướng quân Bát Nạn mà đền đang thờ tụng. Chi tiết cùng Du lịch Việt Nam tìm hiểu nguồn gốc và kiến trúc đền Tiên La dưới đây.
 

Sự tích đền Tiên La

Thần tích và truyền thuyết trong vùng cho biết, nước ta thời Đông Hán tại Trang Phương Lâu huyện Bạch Hạc, Vĩnh Phúc, có ông Vũ Công Chất kết hôn với người cùng ấp là bà Hoàng Thị Mầu. Hai vợ chồng sống bằng nghề cắt thuốc, một lần cắt thuốc phương xa lạc vào chốn rừng hoang vắng, gặp ngôi đền nát, ông bà phát tâm tu sửa điện miếu trở nên huy hoàng. 

 
lễ hội đền Tiên La Thái BìnhSự tích đền Mẫu Tiên La được lưu truyền. Ảnh: khiem.ngo.7906932

Vào một đêm, cả hai chiêm bao thấy một thiếu nữ áo khăn lộng lẫy, cao sang nguyện đầu thai mang phúc lành. Kể từ đó, Hoàng Mầu mang thai và hạ sinh một quý nữ: mắt phượng mày ngài, môi đỏ, da trắng đặt tên là Vũ Thị Thục hay còn gọi là Thục Nương.

Lớn lên, Thục Nương không chỉ giỏi giang, văn võ song toàn mà còn là một người đẹp nét, giàu lòng nhân ái. Năm 18 tuổi, hay tin họ Vũ có quốc sắc thiên hương, Thục Nương đã đính hôn với Phạm Danh Hương - quận trưởng Nam Chân. Thục Nương và Phạm Hương chỉ đợi ngày lành tháng tốt để cưới thì tai họa ập tới.

Thái thú Tô Định - viên quan của phong kiến phương Bắc hám sắc, tham tiền, tàn bạo ép gả Thục Nương cho hắn. Tô Định cho lính bắt Vũ Công Chất và Phạm Hương. Thục Nương cự tuyệt thì Tô Định tìm cách giết hại bố và chồng, cho quân về Phượng Lâu bắt Thục Nương. Hay tin Thục Nương vờ chấp lệnh lên kiệu và bất ngờ dùng đôi kiếm bạc phá vòng vây mở đường ra bên sông. Thấy thuyền không có chủ, nàng lấy thuyền và chèo mải miết một ngày một đêm về đến Hương Đa Cương tức đền Tiên La. Bấy giờ, Thục Nương nương thân cửa Phật đền Tiên La để chiêu binh tập mã.

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhĐền Tiên La Thái Bình là nơi Thục Nương nương thân. Ảnh: jimmy.le.3785373

Sau khi tới Đa Cương, Thục Nương nương thân cửa Phật chẳng mấy chốc đã ba năm. Nhờ có Thục Nương chủ trì, chùa Tiên La ngày càng đẹp đẽ thu hút được hàng nghìn đệ tử xa gần về tụ nghĩa. Được sự ủng hộ, đồng sức, đồng lòng đông đảo của nhân dân, Thục Nương dựng cờ bốn chữ vàng “Bát Nàn Tướng Quân” lập đàn tế trời rồi đi đánh các đồn binh ven biển giải phóng cả vùng.

>> Xem thêm: Cồn Đen Thái Bình - Toàn tập cẩm nang vi vu cồn biển đẹp nhất miền Bắc

Thời điểm đó, tại Mê Linh, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Hay tin về Thục Nương nên sai công chúa Bảo Hoa về Tiên La mời Thục Nương về hội tụ. Thục Nương được phong sắc Đốc Lĩnh Tiền Môn hiệu là Đông Nhung Đại Tướng Quân hợp lực cùng Hai Bà Trưng và quân dân đi đánh giặc. Đến mùa xuân năm 40, nước nhà độc lập, thái bình, Tô Định trốn về nước, Trưng Vương lên ngôi, bà Bát Nàn về xây dựng thái ấp Tiên La.

Mùa xuân năm 42 sau công nguyên, nhà Hán sai Mã Viện - chánh tướng và Lưu Long - phó tướng đem 20 vạn binh sang tái chiếm. Quân giặc mạnh khiến quân và dân ta phải rút lui. Năm 43, cuộc kháng chiến chống Mã Viện của Hai Bà Trưng thất bại, Trưng Vương gửi mình theo dòng Hát Giang, bà Bát Nàn kéo quân về Tiên La trấn thủ. Thế giặc mạnh, tiến đánh đền Tiên La khép vòng vây. Dù nguy cấp, Thục Nương vẫn anh dũng chiến đấu và hy sinh tại gò Kim Quy vào 17 tháng 3 năm 43. Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị nữ tướng, người dân nơi đây đã lập đền thờ bà.

 

lễ hội đền tiên la hưng hà thái bìnhVũ Thị Thục qua đời, nhân dân đã lập đền thờ tưởng nhớ bà. Ảnh: jimmy.le.3785373

 

Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính đền Mẫu Thái Bình

Đến nay, đền thờ mẫu Tiên La gần như vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp về kiến trúc lẫn văn hóa. Tổng diện tích của ngôi đền lên đến 6000m2 với hướng chính diện ra sông Tiên Hưng. Ngôi đền có kiến trúc tiền nhất - hậu đinh, đây là kiến trúc cổ từ xa xưa với dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt được thể hiện rõ ở mái đền, kèo hay cột.

 

đền Tiên LaKhông gian đền thoáng đãng. Ảnh: jimmy.le.3785373z

Tương tự như những ngôi đền khác, đền Tiên La Thái Bình cũng có các khu là tam quan nội, tam quan ngoại, hậu cung, tiền tế, trung tế, lầu cô, lầu cậu. Nơi đây được xây dựng để tưởng đến nhớ Bát Nạn tướng quân; vì thế, ở khu vực tiền tế, du khách dễ dàng nhận thấy những bức đại tự với các câu đối cổ. Chúng đều là các câu thơ đối để ca ngại công lao của nữ tướng Thục Nương cũng như tôn vinh triệu đại Trưng Vương đã có công dẹp giặc.

 

lễ hội đền tiên la hưng hà thái bìnhKiến trúc đền Tiên La cổ kính. Ảnh: nguyen.ngoc91291

Đến với Tiên La, nhất định phải ghé thăm Hậu cung là nơi thờ Bát Nàn tướng quân ở gian giữa. Hai gian bên trái phải để thờ thân phụ và thân mẫu của Thục Nương, người đã có công sinh thành, dưỡng dục.

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhĐền Mẫu Tiên La Thái Bình ghi danh bà Vũ Thị Thục có công với nước. Ảnh: jimmy.le.3785373

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhĐền thờ gian giữa dành cho Bát Nàn tướng quân. Ảnh: jimmy.le.3785373

Tổng thể kiến trúc đền Tiên La với sự kết hợp của đá và gỗ cùng lối kiến trúc cổ, các hoa văn, họa tiết đều được chạm trổ điêu luyện theo tứ quý, tứ linh, long vân,... càng tôn lên vẻ đẹp và giá trị của ngôi đền. Và đó cũng chính là một trong những điểm thu hút du khách thập phương đến và khám phá đền cũng như lễ hội đền Tiên La Thái Bình hàng năm.

 

đền tiên la hưng hà thái bìnhĐền Tiên La Thái Bình ngày hội. Ảnh: ha2008le

 

Khám phá lễ hội đền Tiên La Hưng Hà Thái Bình - nét đẹp văn hóa tâm linh

Nằm trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa thờ Bát Nàn Tướng Quân Thục Nương có công với đất nước, lễ hội đền Mẫu Tiên La Thái Bình được tổ chức vào ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Chính hội được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 tức ngày mất của Vũ Thị Thục để tưởng nhớ công ơn của bà.

 

lễ hội đền tiên la thái bìnhLễ hội đền Tiên La Thái Bình vinh dự được công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ảnh: quayphimluongnguyen

 

lễ hội đền Tiên LaCông tác chuẩn bị cho lễ hội chỉn chu. Ảnh: quayphimluongnguyen

Lễ hội đền Tiên La được tổ chức tại xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà một cách công phu, chuyên nghiệp. Các hoạt động văn nghệ thể thao, nghi thức văn hóa thú vị, hấp dẫn tại lễ hội có thể kể đến như múa sư tử, rước nước, rước kiệu, chọi gà, đánh đáo, múa rồng, thổi sáo trúc,... Đặc biệt, dịp lễ hội đền cũng là cơ hội người dân Thái Bình được nghênh đón nhiều đoàn nghệ thuật của các tỉnh, thành phố lân cận và đón xem nhiều tiết mục xuất sắc như Phạm Tải - Ngọc Hoa, Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ,...

 

lễ hội đền tiên la hưng hà thái bìnhLễ hội đền Tiên La Thái Bình diễn ra náo nhiệt. Ảnh: cunxinh.hy

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhRước kiệu tại đền Tiên La. Ảnh: menmennnnn

 

hội đền tiên laLễ hội Tiên La Thái Bình không thể thiếu nghi thức rước kiệu. Ảnh: menmennnnn

Lễ hội được tổ chức vào những ngày cuối cùng của mùa xuân nên thu hút lượng lớn du khách thập phương tham quan, dâng hương và vãn cảnh. Lễ hội còn là cơ hội gắn kết các thành viên, người dân tại địa phương, tạo nên một không gian vui vẻ sau những ngày tháng lao động mệt mỏi.

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhKhách thập phương về Tiên La vãn cảnh, dâng hương. Ảnh: tranthuong1127

 

lễ hội đền tiên la hưng hà thái bìnhĐền thờ Mẫu Tiên La linh thiêng. Ảnh: Ảnh: tranthuong1127

 

Ý nghĩa của lễ hội đền Mẫu Tiên La

Về bản chất, lễ hội đền Tiên La Thái Bình hình thành và duy trì phát triển đến hiện tại nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cũng như tâm linh của chính người dân ở nơi đây. Và một ý nghĩa quan trọng nữa chính là tưởng nhớ đến công lao của tướng quân Bát Nàn có công dẹp giặc, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

 

Ý nghĩa của lễ hội đền Tiên LaLễ hội Tiên La mang nhiều ý nghĩa đối với lịch sử, văn hóa và con người Thái Bình. Ảnh: nhungmeo1998

Bên cạnh đó, lễ hội còn mang đậm đặc trưng nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ qua nghi thức rước nước để cầu mưa thuận gió hòa cũng như để bày tỏ lòng thành kính với thiên nhiên. Có thể thấy, lễ hội đền Tiên La không chỉ mang nét văn hóa riêng của Thái Bình mà đó còn là những nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng.

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhLễ hội với nhiều nghi thức mang đậm đặc trưng văn hóa nước ta. Ảnh: nthihaiyen

Ngoài ra, lễ hội đền Mẫu Tiên La còn chính là một biểu tượng văn hóa chỉ có thể tìm thấy tại Hưng Hà, Thái Bình. Lễ hội thể hiện được truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lễ hội hướng đến chân - thiện - mỹ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân tốt đẹp hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

>> Có thể quan tâm: Chùa Keo Thái Bình - Hành trình về miền linh thiêng tại ngôi chùa cổ kiến trúc có 1-0-2

Kinh nghiệm du lịch tâm linh tại lễ hội đền Mẫu Tiên La Thái Bình

Muốn khám phá trọn vẹn lễ hội đền Tiên La Thái Bình, dưới đây chính là những tips kinh nghiệm không thể bỏ lỡ. Cùng ghi chú lại để có được chuyến đi suôn sẻ với nhiều kỷ niệm nhé!
 

Hướng dẫn đường đi đến đền Tiên La

Từ các tỉnh thành phố lân cận, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe khách đến thành phố Thái Bình. Team Hà Nội có thể lựa chọn các nhà xe Thái Bình uy tín như nhà xe Hồng Phong, nhà xe Hải Âu, nhà xe Long Thu, nhà xe Mai Sử,... Đến trung tâm thành phố Thái Bình, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi để đến với đền Tiên La.

 

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhĐền Mẫu Tiên La cách thành phố Thái Bình không 30km không khó di chuyển. Ảnh: caudong9x

Với team thích chinh phục, ưa mạo hiểm, một chuyến khám phá Thái Bình bằng xe máy, ô tô tự túc quả thật rất tuyệt vời. Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển theo lộ trình sau: Đi Pháp Vân - Cầu Giẽ 38km - Đi QL38B khoảng 8m qua chợ Hòa Mạc - Rẽ phải vào QL39A/Nguyễn Văn Linh - Vòng xuyến rẽ vào QL39A 11km - Rẽ trái vào Đường Mới 3m - Rẽ trái rồi đi 3.5km - Rẽ trái đi thêm 800m - Rẽ phải đi 200m - Rẽ trái qua cầu Tiên La - Rẽ trái rồi đi thẳng là đến đền Tiên La.

 

lễ hội đền tiên la hưng hà thái bìnhDu khách có thể tự trải nghiệm, khám phá cung đường đến đền Tiên La. Ảnh: n.huy.__

Muốn đến đền Tiên La Thái Bình, từ trung tâm thành phố Thái Bình, bạn sẽ phải di chuyển 30km về phía Bắc. Bạn có thể dựa vào các công cụ tìm đường thông minh hoặc hỏi trực tiếp người dân ở nơi đây để được chỉ đường đúng nhất.

>> Tham khảo: Hơn 100 tour du lịch trong nước và quốc tế CỰC HẤP DẪN

Ăn gì tại lễ hội đền Tiên La?

Hành trình khám phá lễ hội đền Tiên La Thái Bình để trọn vẹn sao có thể bỏ lỡ thiên đường ẩm thực. Đến với Thái Bình, chắc chắn không thể bỏ lỡ các món ăn ngon như gỏi nhệch, bún bung, canh cá Quỳnh Côi, bánh nghệ, bánh gai, bánh giò, nộm sứa,...

 

hội đền Tiên La Thái BìnhThưởng thức bún bung Thái Bình. Ảnh: thuyduongoxo

 

đền tiên la hưng hà thái bìnhĐừng quên thưởng thức đặc sản canh cá Quỳnh Côi. Ảnh: nguyenduyhungba

Nhất là tại lễ hội, người dân thôn, xã buôn bán các mặt hàng nông nghiệp sạch như ngô, khoai hay mía. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm thủ công, món ăn đặc sản như ổi Bo, bánh gai, bánh cáy, cốm làng Thanh Hương. Du khách có thể lựa chọn làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè vô cùng hợp lý. 

 

lễ hội đền Tiên La Thái BìnhBánh cáy - món ăn vặt làm quà khi du lịch Thái Bình. Ảnh: ngocdiep_1995

Có thể thấy, lễ hội đền Tiên La Thái Bình mang đậm nét văn hóa đặc trưng của miền quê Thái Bình cũng như nền văn hóa đồng bằng sông Hồng. Muốn trải nghiệm, tận hưởng hết cảnh sắc cũng như các phong tục, nghi thức ở đây, hãy lên kế hoạch khám phá đền Tiên La vào đúng dịp lễ hội nhé!

Linh Meo

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc