Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư

Thứ hai, 18/02/2013, 09:39 GMT+7

Tùy thuộc vào lịch của mỗi nơi mà người dân trên thế giới đón Tết ở những thời điểm khác nhau. Các fan của du lịch hãy cùng đi và đón tết ở những địa danh sau nhé.

test

> Đầu xuân khám phá nét văn hóa huyền bí Ấn Độ
> Đến Ấn Độ không thể bỏ qua Udaipur


Nếu như người Anh, người Mỹ coi năm mới bắt đầu từ ngày 1/1 (Dương lịch) thì người Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc lại đón Tết vào ngày 1/1 (Âm lịch), tức là rơi vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 (Dương lịch). Với những quốc gia khác ở khu vực Nam Á hoặc Đông Nam Á, các lễ hội đón chào năm mới vào lại diễn ra vào mùa xuân, giữa tháng Tư (Dương lịch).

Nhiều nơi ở Ấn Độ chào đón năm mới vào tháng Tư
 

Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư

Ấn Độ là nơi có nhiều bang tổ chức đón mừng năm mới vào dịp giữa tháng Tư, ví dụ như người Tamil ở bang Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ. Họ gọi đó là tết Puthandu, rơi vào ngày Chithrai đầu tiên, tức là khoảng 13 đến 15/4 hàng năm.

Ở thành phố Madurai, tết Chithrai Thiruvizha diễn ra long trọng ở đền Meenakshi. Người ta cũng tổ chức một cuộc diễu hành lớn có tên là Chithrai Porutkaatchi.


Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư

Ở một số nơi ở phía Nam Tamil Nadu, nó được gọi là Chithrai Porutkaatchi. Ngày lễ này được đánh dấu bằng một bữa tiệc linh đình trong các gia đình theo đạo Hindu. Đặc biệt, lối đi tới mỗi ngôi nhà sẽ được trang trí bằng tranh kolam – một loại tranh được vẽ từ bột gạo hoặc bột đá rất phổ biến ở Ấn Độ.

Tương tự, người dân ở bang Assam, bang Tây Bengal, bang Orissa và Manipur của Ấn Độ cũng mừng năm mới vào ngày 14 và 15/4 hàng năm với nhiều bữa tiệc và hoạt động lễ hội tưng bừng.  

Tết ở một số vùng Nam Á khác

Tết năm mới Vaisakhi của người dân ở vùng Punjab (phần đất giữa Pakistan và Ấn Độ) và người theo đạo Sikh cũng được tổ chức vào ngày 14/4 ở Punjab. Mục đích ban đầu của ngày lễ này là để chào đón vụ gặt hái đầu tiên trong năm.


Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư

Trong khi đó, người Nepal lấy Vikram Samvat làm lịch chính thức và do đó năm mới của người Nepal được tổ chức vào ngày Baisakh đầu tiên, tức là khoảng 12-15/4. Năm mới của người dân Bangladesh, còn gọi là Pôhela Boishakh, được tổ chức vào ngày Boishakh đầu tiên, cũng tức là ngày 14 – 15/4. Cùng chung dịp lễ vào giữa tháng Tư là người dân ở vùng Maithili (cả ở Ấn Độ và Nepal). Năm mới của họ được gọi là Jude Sheetal.

Ở Sri Lanka, Tết năm mới, còn được gọi là Tết Aluth Avurudda được tổ chức cùng với lễ hội kết thúc mùa màng và mùa xuântrong tháng Bak (tháng đầu tiên trong lịch của người Sri Lanka) khi mặt trời chuyển từ cung Song ngư sang cung Bạch Dương.

Tuy nhiên, thời khắc năm mới không bắt đầu từ nửa đêm như quan niệm thông thường, mà lại do các nhà thiên văn học quyết định. Và không chỉ có thời khắc đầu năm, mà giây phút kết thúc năm cũ cũng được chỉ định bởi các chuyên gia thiên văn học.

Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư


Điều đặc biệt khác nữa là nếu như với đại đa số các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, năm cũ kết thúc thì ngay sau đó thời gian sẽ chuyển sang năm mới, nhưng ở đây, giữa hai cột mốc này tồn tại một khoảng thời gian kéo dài vài tiếng đồng hồ, một “giai đoạn trung gian”, mà người Sri Lanka gọi là “Nona Gathe”.

Trong thời điểm này, người ta được miễn làm mọi loại công việc và chỉ được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo. Với năm 2013, tết Aluth Avurudda của người Sri Lanka rơi vào ngày 14/4.

Các nghi lễ văn hóa sẽ bắt buộc phải có trong ngày Tết Aluth Avurudda bao gồm việc như dọn dẹp nhà cửa, thắp đèn dầu đón may mắn. Những người phụ nữ thì cùng nhau đánh trống Raban để báo hiệu năm mới đã tới, cũng như nhóm lửa làm món Kiribath, tham gia vụ giao dịch buôn bán đầu tiên và ăn bữa cơm đầu tiên để hy vọng sẽ được suôn sẻ trong năm mới.

Sau khi các nghi lễ quan trọng này đã được thực hiện, người dân Sri Lanka sẽ ra đường vui chơi cũng như tham gia các bữa tiệc Kavum – một loại bánh nhỏ truyền thống hay Kokis – một loại đồ ăn nhẹ được làm từ bột gạo và nước cốt dừa.


Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư
Bánh Kokis – một loại đồ ăn nhẹ được làm từ bột gạo và nước cốt dừa- món ăn truyền thống trong dịp năm mới của người dân Sri Lanka.

Lễ hội nước ở các quốc gia Đông Nam Á

Lễ hội nước là một hoạt động chào đón năm mới được tổ chức ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia. Nó diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng thứ 11 theo lịch Âm dương.

> Khai xuân trên đất phật Myanmar

Lễ hội nước là một hoạt động chào đón năm mới ở nhiều quốc gia Đông Nam Á
Ban đầu, ngày diễn ra lễ hội được đặt theo tính toán về thiên văn, nhưng hiện giờ nó được cố định từ ngày 13-15/4.

Vòng quanh thế giới đón Tết tháng Tư


Trong ngày này, người ta sẽ vẩy nước lên nhau như một cử chỉ tôn trọng đối phương và chúc họ một năm mới tràn đầy may mắn và sảng khoái. Nhưng do tháng Tư trùng với thời điểm có tiết trời khá nắng nóng ở các nước Đông Nam Á nên nhiều người đã “tiếp đón” bạn bè, người thân, thậm chí là những người khách qua đường bằng những xô nước lớn, bảo đảm khi kết thúc lễ hội, quần áo và đầu tóc của những người tham dự lễ hội đều ướt sũng.

Tùy từng quốc gia mà các lễ hội nước này có những tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở Myanmar, nó có tên là Thingyan, trong khi ở Thái Lan người ta lại gọi là Songkran, ở Lào là Pi Mai Lao, còn ở Campuchia là Chaul Chnam Thmey.

Đặc biệt, người dân tộc Thái ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội nước để chào đón năm mới giống như các nước Đông Nam Á. Bên cạnh các hoạt động té nước, những nghi thức tôn giáo trong đạo Phật cũng được tổ chức tại các ngôi chùa ở đây.

Phan Anh/Tổ quốc
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc