Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Lễ hội Yến Sào Nha Trang

Thứ ba, 10/03/2015, 15:33 GMT+7
Lễ hội Yến sào Khánh Hòa được tổ chức theo nghi thức cổ truyền trọng thể tại đền thờ Tổ, đảo yến Hòn Nội. 
Lễ hội Yến sào khánh hòa là lễ hội tôn truyền thống lịch sử ngành nghề, được đa dạng hóa bằng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm quảng bá giới thiệu với du khách khám phá nét văn hóa độc đáo về vùng đất được nhiều quà tặng của thiên nhiên và con người xứ sở “Trầm hương, Yến sào” hiền hòa thân thiện.
 
 
Tên gọi đầy đủ của  lễ hội  này là “ lễ hội  ngành phá hoang Yến Sào”, được tổ chức hàng năm vào ngày10 tháng 5 Âm lịch.  lễ hội  do đông đảo lễ hội nha trang bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các lễ nghi trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai hoang Yến Sào ở  khánh hòa  đã có trên 600 năm, đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy hiểm nguy, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Vì thế,  lễ hội  là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.

Các thế hệ làm nghề yến sào truyền thống đã ôn lại truyền thống lịch sử của nghề. Tại đền Thủy tổ nghề yến sào và đền thờ Thánh Mẫu Lê Thị Huyền Trâm, ban tổ chức đã tiến hành các nghi lễ dâng hương, hoa và tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối của nghề.

Cách đây 685 năm, trong chuyến công cán vào phương Nam, Đề đốc nhà Trần Lê Văn Đạt đã phát hiện ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang, nay là tỉnh Khánh Hòa. Nghề yến sào của Việt Nam ra đời từ đây và Đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ của nghề yến Việt Nam.
 
 
Sau này, hậu duệ của Đề đốc Lê Văn Đạt là An phủ sứ Lê Văn Quang cùng con gái là Đại đô đốc Thủy quân Tây Sơn Lê Thị Huyền Trâm đã có công rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển nghề yến sào.
 
Ngày 10/5/1793, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng các tướng sĩ thủy quân Tây Sơn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ lãnh hải của đất nước. Để ghi nhớ công ơn của Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm, nhân dân đã suy tôn bà là đảo chủ Thánh Mẫu và lập miếu thờ trên đảo Yến Hòn Nội.

Cả nước hiện có 219 hang yến lớn nhỏ, phân bố ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên. Từ năm 2004, đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghệ ấp nở và nuôi yến trong nhà” của Công ty Yến sào Khánh Hòa thành công đã tạo ra bước đột phá đáng kể cho việc phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.
 
Hiện nay, khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam phát triển mạnh nghề nuôi chim yến trong nhà. Cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà nuôi chim yến, cho sản lượng khoảng hơn 1.320kg/năm.
Dulichvietnam
Sưu tầm