Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Ai Cập

Có gì bên trong thư viện lớn nhất thế giới tại thành phố Alexandria

Thứ năm, 11/10/2018, 09:21 GMT+7
Tồn tại xuyên thời gian là những gì người ta nói về thành phố Alexandria. Nơi đây từng sở hữu một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Và hôm nay Alexandria vẫn giữ vững vị thế của mình, xứng đáng là kỳ quan của một Ai Cập đang phát triển từng ngày. 
Ngày còn ở Việt Nam, tôi cực mê thần thoại Ai Cập. Và những Kim Tự Tháp cao luôn đứng sừng sững trong giấc mơ của một cậu bé nhà quê. Lớn lên một chút, tôi chợt thấy sao Ai Cập cứ mãi cũ kỹ. Những kiến trúc xưa hình như đem đến sự u ám phủ lên cả một đất nước. 

Thành phố Alexandria bên dưới đường bay
Thành phố Alexandria bên dưới đường bay

Xem thêm: Tour du lịch Ai Cập giá rẻ
  

Nhưng tôi đã sai. Thành phố Alexandria nằm bên dưới đường băng là cú tát mạnh vào những suy nghĩ của tôi. Cả một thành phố hiện đại không hề thua kém bất cứ thủ phủ Châu Âu nào đang dần hiện ra trước mắt. Trên xe về khách sạn, tôi hỏi bác Taxi: "Thành phố Alexandria đẹp thế sao lại ít ai biết tới”. Bác taxi bảo khách thích Kim Tự Tháp, không thích thương cảng. 

Ừ nhỉ người ta chỉ biết tới Cairo, biết Sphinx chẳng ai mà nhớ thành phố Alexandria. Ngày bé, khi xem ảnh bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tôi cứ ấn tượng mãi với bến cảng Alexandria, một công trình được cho là “chọc trời” vào thời  đó, không hề thua kém Landmark 81 bây giờ chút nào. Ngọn hải đăng được Alexander Đại đế cho xây dựng vào năm 331 trước Công nguyên, khi ông mới 25 tuổi. 

Một góc lâu đài cổ tại Alexandria
Một góc lâu đài cổ tại Alexandria 

Thành phố Alexandria ngày nay được bao quanh bởi những huyền thoại. Ngược về ngàn xưa, ngọn hải đăng Pharos cao chót vót đánh dấu lối vào bến cảng cổ, và Great Library là cả một kho tàng kiến thức của cha ông. Than ôi, số phận đã vùi dập thành phố dưới đổ nát và tro tàn.

Pharos và Great Library bị phá hủy. Một phần của thành phố cổ biến mất dưới đáy đại dương và những toà cao ốc hiện đại này vươn lên từ nửa phần lục địa đổ nát. Ở thành phố Alexandria cũng có một tượng nhân sư, tuy nhỏ hơn Sphinx nhưng đôi mắt dường như còn nuối tiếc quá khứ huy hoàng.

Tượng nhân sư và cột trụ Pompey
Tượng nhân sư và cột trụ Pompey 

Xem thêm: Vé máy bay Ai Cập giá rẻ 

Từ thế kỷ 19, thành phố Alexandria bắt đầu phục hưng khi trở thành một trong những trung tâm thương mại chính của vùng Địa Trung Hải. Ngày nay, Great Library của Alexandria nằm giữa những tàn dư mờ nhạt của quá khứ trước hải dương xanh thẫm, cả lữ khách vốn tạm dừng chân cũng thấy buồn thay. 

Trước mắt tôi là một luồng sinh khí mới âm thầm trỗi dậy. Sức trẻ của thành phố Alexandria khó mà xem thường được. Những đối tác của công ty tôi, xem mảnh đất này là một mỏ vàng về tiềm năng với vô số dự án hoành tráng đầy khả thi. 

Một Alexandria vừa hiện đại vừa cổ kính 
Một Alexandria vừa hiện đại vừa cổ kính


Được như vậy nhờ thành phố Alexandria vốn là một trung tâm kỹ nghệ lớn có khí đốt và đường ống dẫn dầu đến từ kênh Suez. Các ngành kỹ nghệ tại đây gồm có nhà máy lọc dầu, nhà máy xi-măng, xưởng đóng tàu, dệt vải, thuộc da, làm giấy, kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất và cơ khí. Thành phố Alexandria cũng là một trung tâm mậu dịch quan trọng giữa châu Âu và châu Á, nhờ vị trí gần kênh đào Suez.

Đi lang thang trong thành phố Alexandria, tôi ghé ngang nhà thờ của của giáo hội chính thống Coptic. Hơn 95% người Copt trên khắp thế giới là thành viên của giáo hội này. Số người Copt trên thế giới được ước lượng - với nhiều tranh cãi - từ 8 đến 18 triệu người. Không khí trang nghiêm nơi giáo đường khiến lòng người cũng thanh thản bớt. 

Bên trong giáo đường Coptic
Bên trong giáo đường Coptic 

Tuy không còn hải cảng Alexandria nhưng danh sách tham quan của thành phố Alexandria không hề ngắn chút nào. Bạn có thể chạm tay vào cột trụ Pompey, cột cao 30m và đủ sức khiến du khách mỏi cổ ngước nhìn. Hay bạn ghé ngang đồn Qayt Bay, nơi ngày trước là ngọn hải đăng, giờ là viện bảo tàng Hải Quân với nhiều di vật từ các trận thủy chiến lớn. 

Và điểm đến nhất định phải ghé một lần chính là một Great Library mới, Bibliotheca Alexandrina, thư viện lớn nhất thế giới. Đề án làm tái sinh thư viện Alexandria được tiến hành từ cuối thế kỷ 20 dưới sự hợp  tác của UNESCO và nhà nước Ai Cập. Thư viện tái sinh, Bibliotheca Alexandrina đã được khánh thành ngày 16 tháng 10 năm 2002.

Một góc thư viện Bibliotheca Alexandrina
Một góc thư viện Bibliotheca Alexandrina

Bibliotheca Alexandrina có những phòng đọc sách chứa được đến 2000 người đọc, 3 viện bảo tàng, 5 viện nghiên cứu, và nhiều phòng triển lãm. Thư viện cao đến 7 tầng lầu với 4 tầng nằm dưới mực nước biển.

Và chính tại đây, Bibliotheca Alexandrina, nơi lưu giữ hàng ngàn tài liệu viết tay, trong đó có 2 quyển Kinh Thánh do toà thánh Vatican biếu tặng. Ngoài ra còn có một bản sao y phiến đá thành Rosetta, tài liệu đã giúp nhà khảo cổ Jean-François Champollion giải mã được văn tự Cổ Ai Cập. Tất nhiên đi hết thư viện trong vài giờ là điều bất khả, nhưng ít ra tôi đã kịp lưu dấu trong lòng một chút gì đó của thành phố Alexandrina
 
Danh Bùi
Báo Du Lịch
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC