Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Ấn Độ

Thành phố Varanasi, nơi bụi đường vương dấu chân ai

Thứ tư, 31/10/2018, 13:45 GMT+7
Ấn Độ thu hút du khách bằng chính bản sắc và truyền thống. Mỗi chuyến đi tới đất nước này là một trải nghiệm khác về mặt tâm linh. Khi người ta nhìn nhận bản thân mình sâu hơn đôi chút. Và Varanasi dang tay đón những lữ khách quá độ, dừng chân giác ngộ bản ngã của mình. 

Các lớp học về Thiền khá phổ biến ở trời Tây. Một hôm thầy hướng dẫn hỏi tôi và vài đạo hữu “có muốn đi hành hương không ?”. “Đây là một chuyến du lịch tâm linh đúng nghĩa, nơi mà các bạn hãy cảm nhận, quán triệt hơi thở càng sâu càng tốt”, thầy nói. Sẵn tính ham vui thích lạ, tôi đăng kí ngay một chân. 


Bến sông, nguồn sống tại Varanasi 

Xem thêm:
Tour du lịch Ấn Độ giá rẻ 

Hành lý càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là phải chuẩn bị giày và áo khoác vì đa phần chúng tôi sẽ đi bộ. Ngay cả địa danh Varanasi cũng xa lạ quá. Tôi cứ nhĩ đây là một đền thờ nào đó nằm ở Mumbai hay Bombay gì đó, vì tôi ít khi nào nghĩ mình sẽ đến đây. 

Hóa ra Varanasi là một thành phố, một thánh địa thật sự của Phật giáo và cả Hindu giáo. Nơi đây là thủ phủ trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo nằm bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây còn là một trong Tứ thánh địa của Phật giáo với vườn Lộc Uyển Sarnath nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bài Pháp đầu tiên sau khi thành đạo. 

Điểm cập bến cho những chuyến ghe du khách
Điểm cập bến cho những chuyến ghe du khách

Đây là một trong những thành phố có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, có lịch sử từ hàng ngàn năm và cùng thời với nền văn minh Sumer. Thành phố này thường được gọi là "thành phố của các miếu học thuật". Một bầu không khí trang nghiêm xen lẫn trong sự ồn ào thường trực, khiến Varanasi vừa cao cao tại thượng vừa gần gũi đến lạ thường.
 
Khắp đường phố đôi khi xuất hiện bóng dáng vài tu sĩ ngược xuôi, tay cầm bát khất thực. Những dáng người tuy gầy nhỏ nhưng đôi mắt hiền hậu. Đôi mắt đó nhìn về phía các du khách bằng một sự cảm thông, bằng sự trìu mến của một người đã thoát khỏi cái vòng đời ô trọc, đôi mắt như nước sông Hằng dịu dàng đằm thắm. 

Người dân Varanasi tập trung quanh bến sông
Người dân Varanasi tập trung quanh bến sông 


Nắng và bụi đường làm bầu không khí ngột ngạt, nhưng đâu đó thoảng những mùi hương đậm chất Ấn. Mùi hương liệu, mùi bột nghệ hăng hăng, bột ớt cay cay  và cả mùi cà ri độc nhất vô nhị nghe qua là biết xứ Ấn. Nắng xuyên qua từng con đường nho nhỏ quanh co, khiến người lữ hành thấy mình như lạc vào một khu rừng người, mỗi đời, mỗi cảnh. Chợt nhớ câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Làm sao biết từng nỗi đời riêng, để yêu thêm, yêu cho nồng nàn”. 

Một gian hàng bán hương liệu tại Varanashi
Một gian hàng bán hương liệu tại Varanashi

Theo chân thầy hướng dẫn, chúng tôi gặp một thiền sư người Ấn. Dáng người khắc khổ, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên nét tinh anh và không hề bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hay thời gian. Thầy đưa chúng tôi đến vườn Lộc Uyển Sarnath. 

Vườn Lộc Uyển Sarnath trong kinh Phật
Vườn Lộc Uyển Sarnath trong kinh Phật

Xem thêm:
Khách sạn Ấn Độ giá rẻ 


Sarnath cách Varanasi 13km về phía Đông Bắc, gần ngã ba sông Hằng và sông Gormati. Chính tại nơi này Đức Phật Thích Ca đã thuyết giảng Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta), và là nơi thành lập đoàn tỉ-khâu đầu tiên sau sự giác ngộ của nhóm Kiều Trần Như. Nhìn quanh khu vườn tràn ngập màu xanh, tươi thắm hơn nhờ ánh nắng lấp lánh, hình như thời gian dừng trôi tại đây từ cả vài ngàn năm trước. Đoàn tỉ khâu và Đức Phật chỉ vừa rời đi vài giây và tiếng thuyết giáo còn vang mãi, vang mãi, vượt biên giới, vượt cả khái niệm luân thường. 

Nếu đã tới đây, bạn đừng quên ghé Singhpur, một ngôi làng cách đó khoảng 1 dặm, là nơi sinh của Shreyansanath - Tirthankara thứ 11 của Kỳ na giáo (Jainism). Một ngôi đền đã được xây dựng tại nơi đây, và trở thành một điểm hành hương quan trọng. 

Ngôi làng Singhpur bình dị
Ngôi làng Singhpur bình dị  

Tôi nhận ra chính cách sống của những người dân tại đây hình như cũng vô ưu như Phật. Vài người già bình yên ngồi trò chuyện trong ánh nắng. Những người phụ nữ thong thả trên từng con đường đất. Người ta không bon chen như Mumbai. Hình như đây mới là nghèo mà bình yên. Cuộc sống chẳng mấy áp lực như trời Tây tôi sống, chỉ muốn hít thở một hơi thật sâu, đem nỗi buồn ra khỏi lồng ngực
 
Danh Bùi
Báo Du Lịch