Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Thế giới

Thái Lan: Ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu qua sông Kwai

Thứ hai, 05/11/2018, 20:16 GMT+7
Ai từng theo dõi bộ phim điện ảnh “Cầu sông Kwai” đã quen thuộc với cung đường sắt tử thần nối giữa Thái Lan – Miến Điện. Ngày nay, nơi này trở thành điểm tham quan hấp dẫn tại đất nước chùa Vàng đồng thời trở thành một ký ức bi hùng không thể lãng quên
test

Người dân Kanchanaburi, nơi cách Bangkok chưa đầy ba tiếng lái xe về phía Tây, luôn coi cầu sông Kwai giống như biểu tượng, ký ức lịch sử đáng trân trọng. Sau khi tràn vào Đông Nam Á, phát xít Nhật nhanh chóng tiến hành nâng cấp, khai thác cơ sở hạ tầng vận tải đường sắt của Xiêm (Thái Lan ngày nay).

Nhật Bản đã tìm cách xây dựng một tuyến vận tải từ Xiêm vào Miến Điện (Myanma), quốc gia cũng chiếm đóng từ năm 1942 đến năm 1944, để giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường biển và tạo điều kiện thuận lợi cho âm mưu tiến vào Ấn Độ.

Thái Lan: Ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu sông Kwai
 Lịch sử cây cầu tái hiện qua bộ phim nổi tiếng "Cầu sông Kwai" do đạo diễn David Lean thực hiện năm 1957

Để đạt được tham vọng, người Nhật đã ép buộc, sử dụng nguồn lao động từ các Đông Nam Á thuộc địa và các tù nhân chiến tranh thuộc lực lượng quân Đồng minh (phe chống lại chủ nghĩa phát xít). Những người lính này chủ yếu di chuyển từ các trại giam tập trung ở Singapore.

Trong quá trình xây dựng Đường sắt tử thần, ước tính chưa chính thức công bố, khoảng hơn 60.000 tù nhân chiến tranh đã lao động như nô lệ để hoàn thành tuyến đường sắt dài 415 km đầy chết chóc, gần 13.000 người coi như đã bỏ mạng.

Thái Lan: Ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu sông Kwai

Tháng 6/1942, một tù binh vô danh được đưa từ Singapore qua Thái đã kể lại: “Quanh tôi tràn ngập sự chết chóc và kinh hoàng. Tôi biết được thế nào là cuộc sống khổ sai. Tôi chỉ còn biết đến thời khắc mình đang sống, không có ý niệm về hôm qua và ngày mai, chỉ còn điều xảy ra hôm nay mà thôi. Cuộc sống trở nên bèo bọt trong con mắt người Nhật!".

Thái Lan: Ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu sông Kwai
Suốt hành trình 415 km, tuyến đường sắt Tử thần nổi tiếng nhất tại cầu qua sông Kwai và đèo Hỏa ngục

Những lao động khổ sai sống sót cũng phải chịu đựng nhiều điều kiện tồi tệ, bao gồm khí hậu ẩm ướt, thiếu lương thực trầm trọng, bệnh dịch lan rộng cùng sự chăm sóc y tế không được quan tâm. Chưa kể, họ còn phải chịu đựng đòn roi, tra tấn tàn bạo từ phát xít Nhật trong quá trình chúng giám sát thi công tuyến đường sắt tử thần.

Với lượng nhân công khổng lồ, tháng 10/1943, Đường sắt tử thần được hoàn thành và bước đầu đưa vào khai thác. Những tù binh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tuyến đường sắt này được đưa đến Nhật Bản, số khác được giữ lại để làm công việc nguy hiểm hơn, đó là sửa chữa, duy tu công trình giữa những cuộc không kích dữ dội từ phe Đồng minh.

https://www.dulichvietnam.com.vn/data/C%E1%BA%A7u-s%C3%B4ng-Kwai-4.jpg
Du khách có thể lựa chọn trải nghiệm chuyến tàu giữa vách núi cheo leo và khung cảnh thơ mộng tại Kanchanaburi

Mãi đến năm 1945, khi Chiến tranh Thế giới lần 2 kết thúc, lực lượng Đồng minh đều thả tự do cho các tù nhân còn lại còn bám trụ trên tuyến đường sắt nối Miến Điện và Thái Lan. Năm 1947, tuyến đường sắt hoàn toàn dừng hoạt động.

Tại Kanchanaburi, cầu qua sông Kwai vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, như một điểm thu hút khách du lịch Thái Lan. Mặc dù đường sắt tử thần chưa bao giờ đến gần biên giới Myanmar, từ năm 1949 đến năm 1958, một đoạn ngắn hơn đã được Cơ quan đường sắt Thái Lan mở cửa trở lại.

Thái Lan: Ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu sông Kwai
Xem thêm: Visa - Hộ chiếuĐặt phòng khách sạn, vi vu Thái Lan

Ngày nay, tuyến đường sắt còn lại đưa du khách đến ga Nam Tok, một trong những điểm tham quan nổi tiếng khác trong khu vực. Các chuyến tàu từ đây sẽ quay trở lại Cầu bắc qua sông Kwai, trước khi đi qua ga Kanchanaburi cũng là thủ phủ tỉnh rồi đến điểm khởi đầu của tuyến đường sắt Tử thần tại Nong Pla Duk, tỉnh Ratchaburi (giáp Kanchanaburi, Thái Lan).

Nếu có dịp ghé thăm Thái Lan, đặc biệt với những ai đam mê những hành trình du lịch bất tận trên tàu hỏa, bạn đừng quên ghé thăm cung đường sắt Tử thần, cầu qua sông Kwai để cảm nhận ký ức bi hùng, chẳng thể phai nhòa của nơi này.
Nguyễn Phúc
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc