Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Rộn ràng lễ hội cồng chiêng Lâm Đồng

Thứ sáu, 27/03/2015, 13:42 GMT+7
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng, trong đó có Lâm Đồng.

Lễ hội công chiêng ở Lâm Đồng được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đi du lịch lễ hội đến Lâm Đồng du khách sẽ được tham gia hoạt động văn hóa lễ hội ở Lâm Đồng vô cùng đặc sắc và nổi tiếng này. Tại đây, những lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Cồng Chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.

Khai mạc lễ hội cồng chiêng ở Lâm Đồng
Khai mạc lễ hội cồng chiêng ở Lâm Đồng năm 2014
Tour du lịch Đà Lạt  | Vé máy bay đi Đà Lạt | Khách sạn Đà Lạt


Lễ hội cồng Chiêng Tây Nguyên
là một hoạt động nhằm bảo lưa bảo lưu hình thức diễn xướng tập thể – cộng đồng, hợp tấu bằng cách nghe nhau, tức phải có tâm linh cộng đồng ứng vào. Hoàn toàn xa lạ với việc cá nhân hóa, nghệ sĩ hóa người biểu diễn, văn hóa cồng chiêng chỉ còn ở Đông Nam Á, và nguyên thủy nhất ở Tây Nguyên.

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tìm hiểu, các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người - càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ càng thiêng" (Phạm Nam Thanh). Những bộ chiêng tiếng hay và thiêng có giá trị tính bằng 1-2 con voi hoặc 40 con trâu. Người B’Râu cho rằng chiêng tha (gồm hai chiếc chồng và vợ) chính là tổ tiên của họ. Đánh chiêng họ gọi là gọ tha pơi, nghĩa là "mời tha nói". Thủ tục để mở một bài chiêng rất khắt khe, phải cho tha ăn, cho tha uống, khấn mời trời đất và nhiều người đến chứng kiến...

 

Lễ hội cồng chiêng Lâm Đồng
Dòng người tham gia múa hát trong lễ hội cồng chiêng ở Lâm Đồng


Du khách đến các điểm du lịch Lâm Đồng sẽ được tìm  hiểu về một nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Đó là ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, người ta đã đem cồng đến đánh bên tai nó, gọi là lễ thổi tai. Cồng chiêng luôn có mặt trong các lễ cúng từ khi con người còn là thai nhi trong bụng mẹ cho tới khi vĩnh biệt cuộc đời, chưa kể trong vô số nghi lễ nông nghiệp ở Tây Nguyên, kéo dài từ tháng ba đến tháng mười hai.


Có một điều đặc biệt, trong lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên ở Lâm Đồng, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất. Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người.
Dulichvietnam.com.vn
Sưu tầm