Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Lễ hội vật cầu bùn Bắc Giang - nét đẹp văn hóa Việt được lên báo Mỹ

Thứ hai, 01/10/2018, 16:39 GMT+7
Lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ bao đời nay và luôn được con cháu gìn giữ. Hàng năm tại Làng Vân Bắc Giang đều mở hội thu hút sự quan tâm của người dân và du khách thập phương. 
test

Hàng chục thanh niên cởi trần, đóng khố giành nhau một quả cầu gỗ là hình ảnh quen thuộc trong lễ hội vật cầu bùn ở Làng Vân. Đây là một lễ hội mang tính “độc bản” vì chỉ có duy nhất tại Làng Vân và không xuất hiện ở bất cứ một nơi nào khác. Cứ vào tháng tư âm lịch mỗi năm, người dân sẽ mở hội để cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa và cuộc sống no ấm. 
 

Khám phá lễ hội vật cầu bùn siêu độc tại Làng Vân, Bắc Giang


Lễ hội vật cầu bùn ở Bắc Giang là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm tinh thần thượng võ và truyền thống của người dân Việt. Lễ hội này vô cùng độc đáo và chỉ xuất hiện ở một nơi nên cực kỳ nổi tiếng và thậm chí đã từng được lên báo Mỹ. 
 
Lễ hội vật cầu bùn là lễ hội cực kỳ độc đáo chỉ có tại Làng Vân, Bắc Giang
Lễ hội vật cầu bùn là lễ hội cực kỳ độc đáo chỉ có tại Làng Vân, Bắc Giang
 

Lễ hội vật cầu bùn
diễn ra ngay tại Đền Chùa Vân, nơi để các quan cầu thi đấu là sân hành lễ trước cửa Đền với diện tích khoảng 200m2. Khi lễ hội diễn ra, sân đầu sẽ được đổ đầy bùn lỏng, hai đầu của sân có thêm 2 hố bùn sâu để các quan cầu đẩy quả cầu xuống hố. 

Thời gian thi đấu sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng trong buổi chiều, thông thường là từ 14h đến 17h với hai giáp đấu. Những người tham gia giành quả cầu trong lễ hội vật cầu bùn chủ yếu là những thanh niên, trai tráng là người dân làng Vân. 
 

Nguồn gốc của lễ hội vật cầu  bùn ở Bắc Giang 


Lễ hội vật cầu bùn ở Làng Vân, Bắc Giang đã có nguồn gốc hàng trăm năm. Sau nhiều năm bị thất truyền thì đến năm 2002, dân làng đã khôi phục lại và tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay. Theo truyền thuyết thì lễ hội vật cầu bùn Làng Vân được bắt đầu từ thế kỉ thứ 4-5 khi mà Lý Bộn và Lý Bí đánh đuổi quân Lương. 
 
Lễ hội có lịch sử cách đây hàng trăm năm
Lễ hội có lịch sử cách đây hàng trăm năm
 

Hội vật tranh quả cầu xuất phát từ tích anh em nhà họ Trương bao gồm Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy, khi đi quan làng này đã đánh thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Từ đó hằng năm, lũ quỷ thua trận góp vui cho thần làng bằng cách tham gia lễ vật cầu bùn. 
 

Nghi lễ bước vào hội vật cầu bùn


Trước khi bước vào hội vật cầu bùn người ta sẽ tiến hành làm tế lễ Đức Thánh Tam Giang, tất cả các thanh niên trai tráng tham gia vật cầu bùn đều sẽ tham gia nghi lễ này. 
 
Trước khi tham gia lễ hội các cầu vật phải lễ thánh
Trước khi tham gia lễ hội các cầu vật phải lễ thánh
 
Sau khi lễ thánh xong, tất cả những người tham gia lễ hội sẽ ăn dưa hấu, uống ba bát rượu sau đó bước vào sân đấu để ra mắt dân làng.
 
Cầu vật ăn dưa hấu, uống rượu
Cầu vật ăn dưa hấu, uống rượu

Khi ra mắt, những người này sẽ vừa đi vừa hô thật to quanh quả cầu gỗ được đặt ở giữa sân, đây là nghi lễ thể hiện tinh thần thượng võ. 

Khi bắt đầu trận đấu, hai bên giáp sẽ cử ra những trai tráng khỏe nhất xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão. Nếu như đô vật bên nào thắng thì giáp bên đó sẽ được quyền giao cầu.
 
Cầu vật ra mắt dân làng
Cầu vật ra mắt dân làng
 
Quả cầu gỗ ở lễ hội vật cầu bùn Làng Vân có kích cỡ lớn hơn quả bóng thông thường với trọng lượng khoảng 20 ký. Những ngày thường, quả bóng này sẽ được cất giữ cẩn thận trong hậu cung của đền làng, chỉ khi đến lễ hội vật cầu bùn người ta mới lấy ra.
 
Quả cầu vật nặng khoảng 20 ký to hơn trái bóng
Quả cầu vật nặng khoảng 20 ký to hơn trái bóng

Khi vào trận đấu, các thanh niên sẽ giành nhau quả cầu, nếu quả cầu bị rớt xuống đất, 16 thanh niên hay còn gọi là quân cầu phải tiến hành nâng cầu lên rồi mới hạ xuống để tiếp tục tranh cầu.

Lễ hội vật cầu bùn Bắc Giang là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc được lưu truyền đến tận ngày nay. Nếu có dịp về Bắc Giang đúng dịp mùng 10 đến 14 tháng 4 âm lịch bạn hãy nhớ dự lễ hội vật cầu bùn độc đáo này nhé!
Lành Trần
Theo Báo Du Lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc