Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn

Thứ sáu, 20/03/2015, 14:17 GMT+7
Lễ hội giỗ tổ nghề Kim Hoàn để tưởng nhớ tổ nghề Kim hoàn. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu lễ hội đặc sắc ở Sài Gòn này nhé.
Thời gian: Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2 âm lịch hằng năm.
Đặc điểm: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo,quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Lễ hội giỗ tổ nghề kim hoàn
là lễ hội vô cùng đặc sắc nhằm tưởng nhớ ông tổ nghề Kim Hoàn. Lễ hội giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng ngàn người trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự, cúng bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.

Đi du lịch lễ hội giỗ tổ nghề kim hoàn được gồm hai nghi thức: tế tổ trong hai ngày đầu và tế các bậc tiền hiền, hậu hiền trong ngày cuối. Du khách đi du lịch Sài Gòn vào dịp diễn ra lễ hội sẽ được thưởng thức chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và những thợ kim hoàn biểu diễn. Trong Thời gian lễ hội, những người thợ kim hoàn ở TP. Hồ Chí Minh và các nơi khắp Nam Bộ về dâng hương lễ tổ, trao đổi những kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhau phát huy nghề nghiệp của tổ sư. Những người thợ không về dự được thì có thể tổ chức cúng tổ tại nhà nhưng phải chọn ngày cúng sau những ngày lễ tổ ở hội quán Lệ Châu.


Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, được biết ngày xưa, Hội Quán Lệ Châu là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh (6 tỉnh Nam Bộ). Ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề, là một trong những trung tâm tưởng nhớ kim hoàn tổ lớn nhất cả nước.Làng nghề kim hoàn truyền thống ở hội quán triều châu ngày nay thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu về làng nghề truyền thống nơi đây.

Lễ hội gỗ tổ nghề kim hoàn một hoạt động văn hóa lễ hội ở Sài Gòn vô cùng hấp dẫn, được tổ chức mở màn vào mùng 6 – 2 với nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự, đặc biệt là người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề. Ngày chánh tế mùng 7 – 2, cúng ba “Viên” theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Viên thứ nhất cúng Chấp minh vào 8 giờ sáng để rước tổ sư. Viên thứ hai cúng Chánh tế tổ sư từ 22 giờ đến 24 giờ. Viên thứ ba diễn ra vào 16 giờ ngày 8 – 2, tế nghĩa từ - những người có công xây dựng Lệ Châu hội quán.
Dulichvietnam.com.vn
Sưu tầm