Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Lễ hội Đền Din

Thứ tư, 18/03/2015, 13:18 GMT+7
Hàng năm cứ vào những ngày cuối năm từ mùng 8 đến mùng 10 tháng Chạp người dân xã Bình Minh và Nam Dương huyện Nam Trực lại nô nức mở hội Đền Din.
Thời gian: Diễn ra từ ngày mùng 8 đến mùng 10 tháng chạp hàng năm
Địa điểm: Tại Đền Din thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Lễ hội đền Din là lễ hội đặc biệt của người dân xã Nam Dương để thể hiện lòng tôn kính đối với đức thánh Long Kiều. Trong lễ hội đền Din có các lễ như: Lễ rước nước, xin nước nhà thánh, lễ rước bát nhang nhà quan, lễ cáo... đặc biệt là nghi lễ rước cá trắm và tục thi cỗ trong lễ hội rất hấp dẫn du khách khi đến với lễ hội ở Nam Định này.

Lễ rước cá trắm
Dân làng chọn những con cá Trắm to nhất dâng lên thánh Long Kiều
Tour du lịch Nam Định | Khách sạn Nam Định | Kinh nghiệm du lịch Nam Định

Cá Trắm đen là lễ vật không được phép thiếu trong lễ hội đền Din, đặc biệt là lễ rước ngày chính kỵ ngày 10 tháng Chạp, mà nhân dân trong vùng vẫn gọi là lễ rước cá. Theo kinh nghiệm du lịch Nam Định, những con cá trắm được chọn phải là cá trắm to ít nhất cũng phải được từ 4 vồ trở lên (vồ được tính bằng chiều ngang của 4 đầu ngón tay của người đã trưởng thành sau khoanh tròn lên cổ cá). Sáng ngày mùng 10 tháng Chạp, 3 con cá trắm sống được đưa lên kiệu rước, đi đầu đám rước là đội múa rồng, đến người cầm cờ hội, hai hàng cờ ngũ sắc, tiếp đến là chiêng, trống, bát biểu và phường bát âm đến đội múa sanh tiền và đến kiệu cá, sau kiệu là đoàn kỳ hào, nhân dân. Đoàn rước đến sân đình, các trai tráng được chọn bế cá vào tế thánh. Cứ điểm trống tế thì vuốt đuôi cá một lần. Tế xong, con to nhất thì phần người hành tế, con thứ nhì thì phần kỳ hào, con thứ ba phần người làm cỗ.

Xem thêm: Tham quan vườn quốc gia Xuân Thủy
                    
Du lịch Biển Thịnh Long

 
Không kém phần đặc sắc so với lễ rước cá đó phần thi cỗ. Tục thi cỗ ở lễ hội đền Din không chỉ dừng ở một loại cỗ mà thi nhiều thể loại như: "Cỗ ngọc", "Cỗ các", "Cỗ đồ đường", "Cỗ mặn",... Phải chiêm ngưỡng các loại cỗ trong lễ hội đền Din thật kỹ, một cách nghiêm túc mới có thể thấy hết được giá trị tinh thần, vật chất của những lễ vật trong lễ hội này. Cỗ đồ đường được làm rất công phu với năm loại bánh: bánh khoai, bánh nếp, bánh giáo, bánh gai, bánh ngũ sắc. Năm loại bánh được đóng bằng khuôn hình vuông và bày trên một mâm với năm bát chè, một đĩa xôi vò. Đây là một trong các loại cỗ dâng thánh để tỏ lòng thành kính với đức thánh Long Kiều, đồng thời thể hiện đôi tay tài hoa của người dân nơi đây.

Giò lá lật
Giò lá lật

"Cỗ mặn" trong ngày hội đền Din có rất nhiều món ngon nhưng không thể thiếu được tám loại giò: Giò thủ, giò lá lật, giò chân, giò chả hoa, giò lòng, giò lựu, giò lụa, giò lây. Phương thức làm giò không chỉ dừng ở những thao tác đơn thuần mà đã được người dân nâng lên thành nghệ thuật, thành những bí quyết nhà nghề chỉ truyền cho những người được tín nhiệm của làng, của xã. Các loại giò ở đây đều làm bằng tay, giã bằng cối đá và chày gỗ chứ không dùng máy để xay thịt. Tám loại giò mang những đặc trưng khác nhau, có chất lượng cao và mang tính nghệ thuật từ bàn tay khối óc sáng tạo của người dân xã Nam Dương.

Du khách có dịp tham gia tour du lịch Nam Định vào cuối năm nhớ dừng chân tại xã Nam Dương, huyện Nam Trực tham dự lễ hội Đền Din để được tận mắt chứng kiến tục rước cá và thi cỗ đặc sắc hiếm có ở nơi đây.
Dulichvietnam.com
Sưu tầm