Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Nghệ An

Thăm đền Choọng - 600 năm thờ nàng tóc thơm nơi miền Tây xứ Nghệ

Thứ hai, 25/03/2024, 09:50 GMT+7

Được biết đến là một ngôi đền linh thiêng ghi dấu ấn lịch sử đặc biệt, đền Choọng  Nghệ An là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách tìm đến để khám phá lịch sử, tìm hiểu cội nguồn dân tộc và vãn cảnh trên núi Pu Đên. 

test

Là một ngôi đền thiêng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, đồng thời cũng là điểm đến lưu giữ những giá trị văn hoá, lịch sử của đồng bào vùng cao Tây Nghệ An, đền Choọng đang là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn với dân xê dịch. Đây không chỉ đơn thuần là một điểm đến tâm linh giữa chốn đại ngàn mà còn ẩn chứa bao huyền tích, truyền thống lịch sử vang danh của ông cha xưa và là hiện tân cho vẻ đep đẹp công - dung - ngôn - hạnh của người con ggái Thái. Đền Choọng còn sở hữu cảnh sắc tuyệt vời giữa núi non bao la,, xa xa chính là núi non bao bọc vòng ngoài, vòng trong giữa địa thế hùng vỹ, mang linh khí của trời đất. 

 

đền Choọng Nghệ An
Đền Choọng là điểm đến tâm linh hấp dẫn ở Nghệ An. Ảnh: báo Nghệ An

 

 

Truyền thuyết về đền Choọng nơi thờ 'nàng tóc thơm'

Đền Choọng nằm trên đỉnh núi Pu Đên của bản Choọng, xã Châu Lý. huyện Quỳ Hợp. Ngôi đền sở hữu vị trí rất đặc biệt, từ trên cao có thể ngắm trọn các bản làng, xa xa là dòng sông Nậm Choọng. Theo các bậc lão niên thì đền Choọng thờ Nang Phốm Hóm, trong tiếng Thái có nghĩa là  "nàng tóc thơm". Sự ra đời của đền cũng bắt nguồn từ câu chuyện về người con gái Thái này. 

Tương truyền, nàng Phốm Hóm xưa kia nổi tiếng là người con gái xinh đẹp, thông minh của vùng đất Mường Choọng, nàng có một mái tóc rất đặc biệt, luôn thoảng hương hoa rừng, đi đến đâu là mang niềm vui và may mắn theo tới đó. Vào thời nghĩa quân Lam Sơn, năm 1925, một tướng tài cùng  Lê Lợi tham gia chống quân Minh, đóng quân ở  Mường Choọng đã gặp và đem lòng yêu thương, hẹn thề với nàng Phốm Hóm. Cô gái Thái xinh đẹp cũng được nghĩa quân tin tưởng giao nhiệm vụ gom góp lương thực để nuôi quân. Mỗi ngày nàng đều cùng người dân trong vùng làm ra thật nhiều lúa gạo, ươm tơ, dệt vải để cùng nghĩa quân đánh giặc.

 

đền Choọng Nghệ An
Đền thờ Nang Phốm Hóm, người con gái Thái thông minh, xinh đẹp. Ảnh: tạp chí văn hoá 

Với sự đồng hành của nàng Phốm Hóm và dân làng, nghĩa quân đã liên tục giành thắng lợi, giải phóng được vùng Hoan Châu rộng lớn. Khi chuyện tình của nàng  Phốm Hóm và tướng quân đang chuẩn bị đơm hoa kết trái thì chuyện không may ập đến. Vào một ngày, khi  Phốm Hóm ra sông để gội đầu, không may đã bị dòng nước dữ cuốn trôi, khi nhân tin tướng quân đã tức tốc trở về đào đất đá chất thành núi tìm người thương nhưng không thấy. Người dân tiếc thương nàng tóc thơm Phốm Hóm nên đã lập đền thờ nàng ngay trên đồi đất  mà nghĩa quân đã đào xới để tìm nàng, chính là đền Choọng

Theo thời gian, do ảnh hưởng của dòng chảy lịch sử, chiến tranh, đền Choọng đã bị tàn phá, chỉ còn sót lại những tảng đá được dùng để kê chân cột. Dấu tích ngôi đền xưa chỉ còn 16 viên đá. Đến năm 2013 nhận thấy ngôi đền là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây nên chính quyền đã tiến hành phục dựng di tích đền Choọng trên nền khuôn viên đền cũ, rộng hơn 9ha. Năm 2015, đền Choọng đã chính thức được công nhận là Di tích vắn hoá lịch sử cấp tỉnh. 

>> Xem thêm: Tour du lịch Miền Trung siêu HOT 

Khám phá không gian kiến trúc của đền Choọng Nghệ An 

Kiến trúc của đền Choọng Nghệ An mang đặc trưng của những ngôi đền Việt kết hợp với nét văn hoá Thái cổ độc đáo. Không gian nơi đây bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như Thượng điện, Hạ điện, hữu vu, nhà tả vu, tam quan… 

 

Đền Choọng
Khuôn viên của đền Choọng nhìn từ trên cao. Ảnh: vanhoanghean

Nơi bắt đầu của đền Chọong chính là Nghi Môn với kết cấu hai trụ biểu làm từ đá hoa cương nguyên khối, bốn mặt có tạc long. ly, quy, phụng. Khu vực bên cạnh của hai trụ biểu là bức tượng voi tư thế đang quỳ chầu bằng đá granit nguyên khối. Sau khi qua Nghi Môn sẽ đến miếu Sơn Thần, ngôi miếu có bài trí lưu hương để du khách thập phương lễ trình trước khi tiến vào khu vực đền chính. Nơi đây có không gian xanh mát, cây cối bao phủ tạo nên cảnh quan tươi đẹp. Bên trong là gian thờ cúng, ngày rằm và mồng 1 người dân địa phương vẫn đến đây để dâng hương. 

 
Đền Choọng
Bức tượng voi chầu ở dưới linh môn đền Choọng . Ảnh: St
 
Đền Choọng
Để lên đền du khách cần đi qua nhiều bậc thang. Ảnh: vanhoanghean

Khi đi qua 111 bậc tam cấp, du khách sẽ đến được đền chính trên đỉnh Pu Den, khu vực bên trái của đền chính là nơi trưng bày nguyên ban di chứng đền Chọng xưa với 16 viên đá cổ đã dùng để kê cột của đền. Thiết kế đền vừa cổ kính, trang nghiêm đặc trưng của lối kiến trúc chùa cổ Việt lại pha trộn nét văn hoá Thái cổ độc đáo.

 

Đền Choọng
Không gian đặc trưng của các chùa cổ Việt. Ảnh: tạp chí Sông Lam
 
Đền Choọng
16 viên đá năm xưa được trưng bày trong khuôn viên đền. Ảnh: Thời đại

Kết cấu đền có ba gian, hai hồi và bốn vì gồm ba cung thờ. Theo đó, cung chính là nơi để thờ nàng Phốm Hóm và thờ  hạt lúa cổ bằng gỗ mít, bên trong có đựng gạo. Theo quan niệm xưa thì việc thờ hạt lúa thể hiện mong muốn của các cư dân nông nghiệp về một cuộc sống sung túc, mùa màng bội thu, lúa gạo đầy nhà. Ngoài ra việc thờ hạt lúa cũng tưởng nhớ đến tích xưa khi nàng Phốm Hóm quyên góp lương thảo cho nghĩa quân đánh giặc.

 

Đền Choọng Không gian bên trong điện chính của đền Choọng . Ảnh: ST
 
Đền Choọng
Tượng thờ nàng Phốm Hóm ở Đền Choọng . Ảnh: Thời Đại

Ở đây cũng có bức tượng một người phụ nữ Thái diện trang phục truyền thống, mặc áo cóm, váy khắc hoa văn truyền thống, đầu đội khăn piêu. Đền Choọng hiện vẫn còn có  lưu giữ các cổ vật xưa gắn liền với đời sống, văn hoá của người dân bản địa tiêu biểu như các nhạc cụ cồng, chiêng.
 

Lễ hội đền Choọng với những nét văn hoá đặc sắc 

Hằng năm ở đền Choọng đều có các lễ hội độc đáo mang màu sắc tâm linh, văn hoá như lễ Lục Ngoạt vào tháng 6 hay lễ tạ cuối năm dịp 25-26 tháng Chạp. Những lễ hội này đều mang nét độc đáo của cả văn hoá Kinh và Thái và lễ hội thể hiện rõ nét sự giao thoa văn hoá độc đáo chính là lễ Đám Lục Ngoạt.

Đám Lục Ngoạt ở đền Choọng Nghệ An sẽ tổ chức trong 2 ngày là 15 và 16/ 6 Âm Lịch. Ngày 15 người ta sẽ tổ chức rước linh giá từ Đền chính qua sông Nậm Choọng, xuống khu vực đình Mường Choọng. Đêm 15, đền Choọng sẽ rất náo nhiệt bởi mọi người sẽ cùng gặp gỡ, uống rượu gần, hát hò, trai gái hò hẹn và phía trước sân đền có tổ chức các màn biểu diễn, tích trò độc đáo.

 

Đền Choọng
Lễ hội ở Đền Choọng luôn thu hút đông đáo du khách. Ảnh: ST

Đến ngày 16 Âm lịch thì sẽ tổ chức lễ rước kiệu về đền Choọng với các nghi thức và không khí trang nghiêm. Người ta sẽ tiến hành chính tế, bồ tế, lễ cúng cầu mưa thuận gió hoà, bản mường yên vui, con cháu có sức khỏe, thành công đỗ đạt. Cuối cùng, sẽ là các hoạt động đua tài như ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co... Người dân về dự hội đông vui, đến hết ngày 16 mới tàn cuộc, sau khi hạ lễ, người mường gần hay mường xa sẽ chia tay nhau, cùng hẹn gặp vào mùa lễ năm sau. 

 

Đền Choọng
Nghi lễ tẩy trần tắm gội linh giá độc đáo. Ảnh: Báo Nghệ An
 
Đền Choọng
Hoạt động văn hoá, văn nghệ cũng rất sôi động. Ảnh: Thời đại

Sau hàng trăm năm, đến nay đền Choọng vẫn luôn là một điểm đến tâm linh đặc biệt trong tâm thức của người dân Mường Choọng xưa và nay, ngôi đền thể hiện sự tri ân với hậu thế với các bậc tiền nhân và mong cầu sự che chở của đấng thần linh. Đây cũng là công trình kiến trúc thể hiện sự giao thoa văn hoá Thái - Kinh vô cùng độc đáo, là biểu tượng của tình cảm gắn kết giữa các dân tộc anh em. 

>> Xem thêm: Du lịch làng Quỳnh Đôi Nghệ An khám phá 'làng cá gỗ' hơn 600 năm lịch sử

Hồng Thọ - Dulichvietnam.com.vn 

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc