Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Sóc Trăng

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng - Nét văn hoá cổ truyền dân gian đặc sắc của 'xứ chùa vàng'

Thứ tư, 10/05/2023, 18:02 GMT+7

Là lễ hội truyền thống đặc trưng đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng thể hiện tín ngưỡng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ ngư dân miền biển và đồng thời cũng là nét đẹp văn hoá độc đáo thu hút du khách đến với “xứ chùa vàng”. 

test

Sóc Trăng không chỉ được biết đến là xứ sở có những đèn chùa uy nghi, lộng lẫy nức tiếng gần xa mà nơi đây còn là nơi tụ hội nhiều lễ hội văn hoá độc đáo diễn ra nhiều thời điểm trong năm và một trong số đó chính là lễ hội Nghinh Ông của huyện Trần Đề. Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng chính là nét văn hoá độc đáo trong đời sống tâm linh của những ngư dân nơi đây, thể hiện niềm tin, tín ngưỡng dân gian về một vị thần bảo hộ, giúp họ vượt qua mọi khó khăn và mang về những chuyến tàu đầy ắp cá tôm. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng là tín ngưỡng dân gian độc đáo của ngư dân miền biển. Ảnh: báo Sóc Trăng

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng siêu HOT 

Truyền thuyết và ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng

Tại Việt Nam ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều có tục thờ cá Ông và lễ hội Nghinh Ông là lễ hội truyền thống được tổ chức đều đặn hàng năm trong đó lễ Nghinh Ông ở Sóc Trăng là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất.. Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng sẽ được tổ chức vào các ngày  21, 22, 23 tháng 3 âm lịch tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Lễ hội được tổ chức từ 21 đến 23/3 Âm Lịch tại huyện Trần Đề. Ảnh: Báo Sóc Trăng

Theo các lão ngư ở huyện Trần Đề thì lễ Nghinh Ông ở đây đã có từ những năm 1955 ở khu vực Bãi Giá. Vào thời kỳ đó ngư dân đi biển đã phát hiện một xác cá Ông rất lớn trôi dạt vào bờ, khi đó họ đã vớt xác cá Ông vào bờ rồi lập miếu để thờ cúng đơn sơ bằng tre lá. Từ những năm 1983 thì ngư dân ở đây bắt đầu làm ăn phát đạt, phất lên nhanh chóng nên họ đã di dời Lăng Ông về khu vực thị trấn Trần Đề huyện Trần Đề để thờ cúng. Người dân đã đặt tên là Lăng Ông Nam Hải và thành lập cả bản Quản Trị cùng ông Trưởng Vạn để hương khói cũng như chăm sóc Lăng. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Hài cốt cá Ông thường được người dân miền biển thờ cúng với mong muốn được phù hộ, bình an may mắn. Ảnh: STO

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng cũng như những lễ hội Nghinh Ông ở các địa phương khác, đều mang ý nghĩa cầu an và là một trong những lễ nghi có vị trí rất quan trong tâm thức của người dân nơi đây. Đến ngày hội, ngư dân  và các thuyền cá dù đang ở xa hay gần đều sẽ tề tựu về bến để thực hiện các nghi thức long trọng cũng như tổ chức các hoạt động lễ hội cùng nét văn hoá đặc sắc. 
 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng có gì hấp dẫn? 

Cũng giống như nhiều lễ hội dân gian Việt khác, thì lễ Nghinh Ông Sóc Trăng cũng bao gồm 2 phần chính là  phần lễ và phần hội, tất cả đều được tổ chức rất quy mô và long trọng. 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng có phần lễ mang đậm tín ngưỡng dân gian. Theo đó lễ sẽ bắt đầu vào lúc 5h sáng ngày 21/3 Âm Lịch hằng năm và được đông đảo người dân vạn chài cùng tham gia. Ban đầu sẽ có đoàn rước gồm các ông Chánh vạn, ông Phó vạn cùng bốn người khiêng kiệu long đình các lễ sinh, ban nhạc lễ đoàn người múa lân sư rồng. Theo truyền thống những người người khiêng kiệu long đình phải là bốn chàng trai mạnh khoẻ, chưa vợ, trong kiệu gồm có ngọc cốt của Ông cùng các lễ vật theo truyền thống. Các lễ sinh sẽ mang áo dài xanh, có hai người mang cờ màu đỏ thêu chữ Nam Hải vàng, hai người mạng lọng đỏ, tám người cầm chấp kích. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Nghi thức rước lễ của Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng rất long trọng. Ảnh: Huỳnh Quốc Kiên
 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Chủ lễ sẽ là ông Chánh Vạn. Ảnh: Huỳnh Trung Kiên

Đoàn rước của lễ hội sẽ tiến ra của sông sau đó xuống một chiếc ghe riêng được chuẩn bị sẵn gọi là ghe lễ. Trên ghe lớn thì được trang hoàng rất long trọng và rực rỡ, ghe này sẽ là chiếc ghe của một gia chủ làm ăn phát đạt và đặc biệt là không làm những việc không tốt. Trên ghe sẽ có bàn thờ sắc thần, nhang đèn, trước bàn thờ là heo quay còn nguyên con bày nằng ngửa, bên cạnh là địa đồ đầy đủ các bộ phận gan, lòng heo cùng các lễ vật khác như trái cây, xôi, nước, rượu và nhanh đèn.

Trên ghe chính người ta còn chuẩn bị một chiếc trống cái để điều khiển các nghi lễ được trang trọng và đúng trình tự. Phía sau của ghe lễ chính là ghe của đoàn múa lân cùng ghe của ngư dân, tất cả các ghe đều có lễ vật đầy đủ như ghe lễ, sau nữa chính là hàng trăm chiếc thuyền đánh cá của ngư dân hoặc thuyền du khách về dự hội. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Lễ vật chính được bày biện trang trọng. Ảnh: STO
 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc TrăngĐoàn ghe theo dự lễ rất đông đúc. Ảnh: STO

>> Xem thêm: Khám phá tour du lịch Miền Tây - Sóc Trăng siêu HOT 

Khi đến cửa biển cách vạn chài tầm 2km đoàn sẽ dừng lại để ông Chánh vạn đốt nhang đền và tiến hành lễ Nghinh Ông. Ông Chánh Vạn sẽ khấn vái thỉnh mời ông Nam Hải cũng như cầu nguyện cho năm nay được yên bình, mưa thuận gió hoà, ngư dân bội thu, các lễ sinh sẽ tiến hành dân rượu, trầm hương. 

Khi đã thực hiện nghi lễ cúng bái xong ông Chánh vạn sẽ xin keo bằng hai đồng xu, mỗi đồng sơn bên đỏ, bên trắng. Sau khi tung đồng xu lên dĩa, nguwòi ta quy ước rằng nếu đồng xu có cái trắng cái đỏ là lời cầu đã được Ông chứng, nếu hai cái trắng hoặc hai cái đỏ thì sẽ không được. Khi xin keo thành công thì coi như Ông đã chứng cho lòng thành và đoàn lễ sẽ quay trở lại bờ. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Đội lân theo sau đoàn lễ và múa tưng bừng. Ảnh: Huỳnh Trung Kiên

Khi đoàn lễ về bờ sẽ diễu hành và hầu Ông trở về Lăng sau đó là các nghi thức rất trang trọng. Lễ chánh tế của Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng sẽ được tiến hành lúc 13h30, ở lễ này một người lớn tuổi đức độ được kính trọng trong vạn chài sẽ có nhiệm vụ khai mõ… 

 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Đoàn rước tưng bừng của người dân khi về bờ. Ảnh: Huỳnh Trung Kiên
 
Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Điểm cuối của lễ chính là Lăng Ông. Ảnh: STO

Phần hội của lễ Nghinh Ông Sóc Trăng được tổ chức cũng rất quy mô với rất nhiều hoạt động đặc sắc. Theo đó, người ta sẽ tổ chức các trò chơi văn hoá, dân gian thu hút các thanh niên cùng ngư dân, người tham gia lễ hội với nhiều hoạt động vui nhộn. Cùng với đó sẽ là chương trình văn nghệ đặc sắc và các hoạt động ẩm thực hấp dẫn khác. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Phần hội cũng có nhiều hoạt động hấp dẫn . Ảnh: Đoàn thanh niên thị trấn Trần Đề

 

Check-in các điểm du lịch nổi tiếng khi tham gia lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng 

Không chỉ có lễ Nghinh Ông độc đáo mà huyện Trần Đề Sóc Trăng còn được biết đến là một trong những điểm du lịch hấp dẫn với nhiều điểm đến, danh lam thắng cảnh đặc sắc. Về dự lễ hội Nghinh Ông Trần Đề du khách có thể kết hợp tham quan các địa điểm nổi tiếng ở đây để tận hưởng vẻ đẹp đặc sắc của miền đất này. 
 

Biển Mỏ Ó 

Biển Mỏ Ó là điểm du lịch rất nổi tiếng nằm sát sông Mỹ Thanh, cách trung tâm của huyện Trần Đề chỉ 5km. Nơi đây có khung cảnh tuyệt đẹp, hoang sơ với diện tích rừng tự nhiên 280ha, hệ sinh thái rừng ngập mặt đặc sắc với nhiều loài động thực vật. Du khách đến đây có thể ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, tung tăng trên bãi cát mịn, tham gia các hoạt động bắt cá, ba khía , trượt bùn, đi xuồng ba lá luồn sâu trong rừng ngập mặn và thưởng thức những món ngon dân dã nổi tiếng hoặc hải sản tươi ngon. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Biển Mỏ Ó là địa danh du lịch rất nổi tiếng ở Trần Đề. Ảnh: ST

 

Cảng cá Trần Đề

Đã tham gia lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng thì hẳn rằng du khách sẽ không thể bỏ qua cảng cá Trần Đề. Đến đây du khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh tàu cá cập bến vô cùng tấp nập, khung cảnh vừa sôi động lại vừa bình yên. Tại đây ngoài dạo chơi du khách có thể trực tiếp mua các loại hải sản tươi ngon vừa đánh bắt với giá rẻ. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Cảng cá Trần Đề tấp nập thuyền ghe. Ảnh: Vnmedia

Ngoài ra du khách cũng có thể kết hợp check-in các điểm du lịch khác của Sóc Trăng, đặc biệt là những ngôi chùa nức tiếng như chùa Tà Mơn, ngôi chùa cổ Kh’Leang, chùa Chén Kiểu, chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, chùa Dơi, chùa Bà Thiên Hậu Sóc Trăng hay Thiền Viện Trúc Lâm Sóc Trăng. 

 

Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng
Du khách cũng có thể kết hợp ghé thăm rất nhiều ngôi chùa đẹp của Sóc Trăng khi về dữ Lễ hội Nghinh Ông . Ảnh: Quốc Thái.

Với các thế hệ ngư dân địa phương thì lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng đã trở thành một nét văn hoá dân gian trang trọng và linh thiêng, cũng là một tín ngưỡng dân gian độc đáo không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Năm 2019, lễ hội này đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và trở thành một niềm tự hào của các ngư dân trong vùng. Theo thời gian, lễ hội được bảo tồn và duy trì không chỉ như một hoạt động tâm linh gắn kết cộng đồng, thể hiện nét văn hoá độc đáo mà còn góp phần kích thích sự phát triển kinh tế cũng như thu hút du khách gần xa. 

>> Xem thêm: Mùa hè năm nay ‘đổi gió’ với trải nghiệm check-in thú vị tại các ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng

Hồng Thọ 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam 

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc