Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Thế giới

Thả lồng đèn, đua thuyền và nhiều hoạt động thú vị tại lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á

Thứ tư, 21/02/2024, 08:00 GMT+7
Cứ độ xuân về, các lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á thay nhau tổ chức, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, tạo điều kiện du khách hòa mình vào các hoạt động thú vị của người dân địa phương. 
test

Đông Nam Á là một địa điểm du lịch được nhiều du khách quốc tế yêu thích vì là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên một nền du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi nước. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua những lễ hội truyền thống của các nước Đông Nam Á thường diễn ra vào mùa xuân. Hãy cùng Du Lịch Việt Nam khám phá các lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á thông qua những thông tin dưới đây. 

 

Một không gian đậm đà bản sắc của từng dân tộc tại các lễ hội mùa xuân ở châu Á. Một không gian đậm đà bản sắc của từng dân tộc tại các lễ hội mùa xuân ở châu Á. Ảnh: Alan Bolton Property Consultants

Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Malaysia mà bạn nên biết

1. Những ý nghĩa đặc biệt trong lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á 


1.1. Lễ hội Loy Krathong, Thái Lan 

Lễ hội Loy Krathong ở Thái Lanlễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á đã có từ lâu đời. Đây là dịp để người dân Thái Lan bày tỏ sự tôn kính và biết ơn tới thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho người dân. Và họ tin rằng, Người luôn ở bên, che chở và ban phước cho cuộc sống của họ. Trải qua bao nhiêu năm tồn tại, giờ đây, lễ hội Loy Krathong còn có thêm ý nghĩa là dịp cầu chúc, ước nguyện cuộc sống bình an, đôi lứa sẽ hạnh phúc bền lâu. Do đó, đây cũng là lễ hội có ý nghĩa với những đôi lứa đang yêu. 

 

Lễ hội Loy Krathong là cơ hội để người dân Thái Lan bày tỏ sự tôn kính và biết ơn tới thần nước Phra Mae Khọngkha. Lễ hội Loy Krathong là cơ hội để người dân Thái Lan bày tỏ sự tôn kính và biết ơn tới thần nước Phra Mae Khọngkha. Ảnh: Fan club thailand

 

1.2. Lễ hội Diwali, Malaysia 

Trong những ngày lễ hội Diwali diễn ra, khắp nơi trên đất nước Malaysia, đâu đâu cũng nghe tiếng cầu nguyện, lời tạ ơn và nghi thức rửa tội được tổ chức tại nhà hoặc tại các nhà thờ. Đây cũng chính là dịp để người Malaysia trở về nhà sau những ngày làm việc vất vả, cùng nhau sum họp và thắp đèn Kuthuvilakkhu - một loại đèn dầu truyền thống của Ấn Độ. Cũng giống như Tết ở Việt Nam, mọi người sẽ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa thật đẹp, nấu những món ăn truyền thống, mặc quần áo mới và trao lì xì cho nhau. 

 

Lễ hội Diwalli ở Malaysia thể hiện mong ước của người dân về niềm vui - ánh sáng - hạnh phúc. Lễ hội Diwalli ở Malaysia thể hiện mong ước của người dân về niềm vui - ánh sáng - hạnh phúc. Ảnh: castro malina

Khi trải nghiệm lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á với ngày lễ Diwali, du khách sẽ được tham gia năm ngày lễ với năm không khí, năm sự trải nghiệm khác nhau. Nhưng tựu chung lại, năm ngày lễ đều mang một ý nghĩa sâu sắc thể hiện ước mong của người dân nơi đây về “niềm vui - ánh sáng - hạnh phúc”.
 

1.3. Lễ hội Bon Om Touk, Campuchia 

Lễ hội Bon Om Touk ở Campuchia có ý nghĩa rất quan trọng với người dân nơi đây, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và diễn ra sự kiện thiên nhiên kỳ thú là dòng nước đổi chiều dòng chảy giữa biển Hồ và sông Mekong. Bên cạnh điều đặc biệt của thiên nhiên địa lý, biển Hồ còn có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Campuchia. Nó cung cấp nguồn tôm cá dồi dào và phù sa bồi đắp cho đồng ruộng nên không có gì ngạc nhiên, khi lễ hội Bon Om Touk luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây. 

 

Lễ hội Bon Om Touk là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Campuchia. Lễ hội Bon Om Touk là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại Campuchia. Ảnh: Area Combodia

 

2. Không khí nhộn nhịp và những hoạt động thú vị chỉ có tại các lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á


2.1. Rực rỡ đèn hoa tại lễ hội Loy Krathong, Thái Lan 

Lễ hội Loy Krathong của Thái Lan là một trong những lễ hội lớn và lâu đời tại xứ sở chùa vàng. Trong tiếng Thái, “Loy” là thả, “Krathong” là hoa đăng. Lễ hội Loy Krathong là lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Để có thể tham gia các hoạt động của lễ hội Loy Krathong, du khách nên đi vào tháng 12 âm lịch (khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch), và kéo dài từ trước cho đến sau ngày trăng tròn. Do đây là lễ hội lớn, nên ở Thái Lan, hầu như địa phương nào cũng tổ chức nhưng để cảm nhận hết sự nhộn nhịp, tươi vui và hoành tráng của lễ hội này thì du khách nên ghé đến Bangkok. 

 

Hoạt động chính của lễ hội Loy Krathong là thả lồng đèn lên trời, tạo nên một không gian lung linh huyền ảo, để lại những cảm xúc khó tả cho những ai tham gia. Hoạt động chính của lễ hội Loy Krathong là thả lồng đèn lên trời, tạo nên một không gian lung linh huyền ảo, để lại những cảm xúc khó tả cho những ai tham gia. Ảnh: Akyra Hotels

Bangkok được coi là nơi tổ chức lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Đông Nam  Á - Loy Krathong, với quy mô lớn nhất và hoành tráng nhất tại xứ sở chùa vàng. Trong những ngày này, cả thành phố sẽ được trang trí đẹp mắt, đặc biệt là tại sông Chao Phraya và người dân sẽ thả Krathong xuống nước, mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình và gia đình.

Để tận hưởng trọn vẹn không khí của lễ hội Loy Krathong, du khách hãy ghé thăm thủ đô Bangkok vào thời gian này. Để tận hưởng trọn vẹn không khí của lễ hội Loy Krathong, du khách hãy ghé thăm thủ đô Bangkok vào thời gian này. Ảnh: Klook

Đã đến với Bangkok, du khách hãy đi tham quan các ngôi chùa lớn tại đây để chiêm những chiếc Krathong to lớn đầy màu sắc, nhẹ nhàng trôi trên dòng sông mẹ Chao Phraya.

 

Đến với lễ hội Loy Krathong, du khách cũng có thể tự tay thả những chiếc đèn hoa mong mọi lời thỉnh cầu của mình đều hiện thực. Đến với lễ hội Loy Krathong, du khách cũng có thể tự tay thả những chiếc đèn hoa mong mọi lời thỉnh cầu của mình đều hiện thực. Ảnh: bahiapremium.com

Xem thêm: Tour du lịch Thái Lan: Hành trình vi vu dạo quanh xứ sở chùa vàng

2.2. Cầu mong mọi điều an lành cùng lễ hội Diwali, Malaysia

Lễ hội Diwali ở Malaysia còn được gọi là lễ hội ánh sáng. Đây là một lễ hội tôn giáo quan trọng của những người theo đạo Hindu ở Malaysia. Ý nghĩa lớn nhất của lễ hội này là nhằm tôn vinh những nét văn hóa truyền thống của người Ấn Độ, một cộng đồng khá đông tại Malaysia. 

 

Lễ hội Diwali ở Malaysia còn được gọi là lễ hội ánh sáng bởi ánh sáng của hàng ngàn ngọn nến giúp thắp sáng cả một thành phố. Lễ hội Diwali ở Malaysia còn được gọi là lễ hội ánh sáng bởi ánh sáng của hàng ngàn ngọn nến giúp thắp sáng cả một thành phố. Ảnh: Different Between

Trước kia, lễ hội này thường được tập trung tổ chức ở Kuala Lumpur, nhưng ngày nay, lễ hội được tổ chức rộng rãi trên toàn đất nước Malaysia. Nếu bạn muốn khám phá những nét văn hóa đặc sắc của Ấn Độ nhưng chưa có cơ hội để trải nghiệm thì lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á với ngày lễ Diwali ở Malaysia sẽ là một dịp tốt để bạn có thể thỏa mãn niềm đam mê khám phá văn hóa của mình. 

 

Hiện nay, lễ hội Diwali ngày càng phổ biến và được tổ chức rộng rãi ở Malaysia. Hiện nay, lễ hội Diwali ngày càng phổ biến và được tổ chức rộng rãi ở Malaysia. Ảnh: masala.com

Lễ hội Diwali - lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á được tổ chức tại Malaysia sẽ bắt đầu từ ngày 5/11 và diễn ra trong 5 ngày, mỗi ngày lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ngày thứ nhất là ngày của sự thịnh vượng và giàu có. Mọi người thường đổ đi mua vàng và sắm những đồ dùng cho gia đình, do vậy, không khí của ngày này luôn rất náo nhiệt và tươi vui. 

Ngày thứ hai là ngày để cái tốt chiến thắng cái xấu, để ánh sáng chiến thắng bóng tối. Cũng vì ý nghĩa đó mà mọi ngôi nhà đều thắp sáng đèn, mọi cung đường cũng được thắp sáng đèn tạo nên một không gian lung linh, huyền ảo. Ngày thứ ba được coi là ngày quan trọng nhất của lễ hội Diwali khi mọi người sẽ chắp tay khấn nguyện trước ánh đèn trước vị thần Lakshmi và thần Ganesha để cầu mong những điều tốt đẹp nhất và an lành nhất. 

 

Lễ hội Diwali ở Malaysia được tổ chức trong vòng 5 ngày. Lễ hội Diwali ở Malaysia được tổ chức trong vòng 5 ngày. Ảnh: FOS media

Ngày thứ tư là ngày dùng để ghi nhớ chiến thắng của vị thần Krishna. Mọi người sẽ nấu và trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Và đặc biệt, những món ăn sẽ được sắp xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà thần Krishna đã vượt qua để đánh bại Indra. Ngày cuối cùng sẽ là ngày dành sự quan tâm cho người trong gia đình. Mọi người sẽ gặp gỡ và bày tỏ sự quan tâm, tình cảm dành cho nhau. 

 

Một trong những hoạt động thú vị của lễ hội Diwali là người dân sẽ trang hoàng nhà cửa và món ăn đầy màu sắc để ghi nhớ chiến thắng của thần vị thần KrishnaMột trong những hoạt động thú vị của lễ hội Diwali là người dân sẽ trang hoàng nhà cửa và món ăn đầy màu sắc để ghi nhớ chiến thắng của thần vị thần Krishna. Ảnh: Malaysia Travel Blog

 

2.3. Hòa vào không khí náo nhiệt của lễ hội Bon Om Touk, Campuchia

Nếu bạn muốn tham gia một lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á nhưng không muốn tiết kiệm chi phí thì hãy thử lễ hội đua thuyền Bon Om Touk của Campuchia. Đây cũng chính là lễ hội truyền thống của Campuchia, có từ thời đế chế Khmer và diễn ra mỗi năm một lần. Thời gian diễn ra lễ hội thường rơi vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo Kadeuk (tháng 11 âm lịch). Và bạn có thắc mắc, có gì tạo nên không khí nhộn nhịp và đầy náo nhiệt ở một trong những lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á này? Và những thông tin dưới đây nhất định sẽ làm cho bạn lên kế hoạch cho chuyến du lịch đến Campuchia ngay. 

 

Lễ hội Bon Om Touk của Campuchia được tổ chức tại biển Hồ, nơi tạo dựng và duy trì nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Lễ hội Bon Om Touk của Campuchia được tổ chức tại biển Hồ, nơi tạo dựng và duy trì nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Ảnh: images professionals

Sẽ có ba buổi lễ nhỏ trong lễ hội nước Bon Om Touk bao gồm Loy Pratip, Sampeas Preah Khe, Auk Ambok. Bắt đầu lễ hội với hoạt động Loy Pratip. Đây là một cuộc diễu hành trên sông vào buổi tối. Cả con sông sẽ sáng rực rỡ bởi những ánh đèn trên các con thuyền. Tiếp theo sẽ là Sampeas Preah Khe - một buổi cầu nguyện mặt trăng. Trăng tròn luôn được xem như một dấu hiệu tốt lành cho mùa thu hoặc sắp tới. Và cuối cùng là Auk Ambok - buổi lễ được diễn ra vào lúc nửa đêm và được tổ chức tại đền. Tại đây, người dân sẽ ăn Ambok, một món ăn truyền thống trong ngày lễ. Món ăn này không quá cầu kỳ mà chỉ đơn giản là cơm được cán mỏng, chiên lên cho giòn và ăn chung với chuối và nước cốt dừa. 

 

Điểm nhấn của Bon Om Touk là oy Pratip, cả con sông sẽ sáng rực bởi lễ diễu hàng của những con thuyền lớn được trang hoàng thật đẹp mắt. Điểm nhấn của Bon Om Touk là oy Pratip, cả con sông sẽ sáng rực bởi lễ diễu hàng của những con thuyền lớn được trang hoàng thật đẹp mắt. Ảnh: Underfines

Lễ hội truyền thống Bon Om Touk sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, mang đến một bầu không khí tưng bừng, náo nhiệt trên đất nước Campuchia. Điểm nổi bật nhất của lễ hội này là cuộc đua thuyền đặc sắc. Được biết, hoạt động này đã bắt đầu từ thế kỷ XII và đến giờ vẫn giữ nguyên nét văn hóa đặc sắc này. 

 

Lễ hội truyền thống Bon Om Touk sẽ được tổ chức trong vòng 3 ngày. Lễ hội truyền thống Bon Om Touk sẽ được tổ chức trong vòng 3 ngày. Ảnh: Vietravel

Có một câu chuyện thú vị về lễ hội nước Bon Om Touk là lúc xưa, nhà vua đã ra lệnh cho lực lượng hải quân Hoàng gia chuẩn bị một trận giả chiến trong ngày lễ hội. Du khách có thể xem lại cảnh tượng ấy tại đền Bayon - một điểm tham quan rất nổi tiếng ở Campuchia. Trận hải chiến ấy đã được khắc vào tường đá ở đền và hình ảnh các con thuyền cũng không có nhiều khác biệt so với các con thuyền trong các cuộc đua trên biển Hồ ngày nay.

 

Lễ hội Bon Om Touk nổi tiếng với cuộc đua thuyền vừa sôi động, nhộn nhịp nhưng không kém phần gây cấn. Lễ hội Bon Om Touk nổi tiếng với cuộc đua thuyền vừa sôi động, nhộn nhịp nhưng không kém phần gây cấn. Ảnh: Wikipedia

Và đó là những lễ hội mùa xuân ở Đông Nam Á cho bạn khám phá những điều thú vị cho những chuyến du lịch đầu năm của mình. Và đừng quên theo dõi trang Du Lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về du lịch khắp nơi trên thế giới. 

Xem thêm: Du lịch Triều Tiên và khám phá nhiều điều mới lạ ở quốc gia 'bí ẩn nhất thế giới'

Hoàng Yến

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc