Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Bắc Ninh

Về Bắc Ninh thăm Làng gốm Phù Lãng

Thứ năm, 12/10/2023, 07:53 GMT+7
Vượt ra ngoài khuôn khổ Bắc Ninh, làng gồm Phù Lãng có những sản phẩm gốm nổi tiếng cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nét mộc mạc, gần gũi của làng gốm ở vùng đất quan họ đang chờ bạn khám phá. 
test

Bắc Ninh xưa nay nổi tiếng là vùng đất quan họ cùng những làng nghề truyền thống danh bất hư truyền. Trong đó, làng gốm Phù Lãng là một trong ba trung tâm gốm cổ phía Bắc Việt Nam.

1. Làng gốm Phù Lãng – tinh hoa làng nghề Bắc Ninh 


1.1. Địa chỉ làng gốm 

Làng gốm Phù Lãng ở đâu hay địa chỉ làng gốm Phù Lãng là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về làng nghề truyền thống này. Cụ thể, vị trí chính xác của làng gốm là ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Với vị trí chỉ cách Hà Nội 60km, Phù Lãng còn nằm ngay cạnh con sông Cầu hiền hòa nên rất dễ định vị, tìm kiếm. 

 

Làng gốm Phù Lãng ở huyện Quế Võ, Bắc NinhLàng gốm Phù Lãng ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Ảnh: gaihoahongbn

Đây là làng gốm cổ của Bắc Ninh, nổi tiếng không kém cạnh làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Nghề gốm Phù Lãng đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2016. 

Sau khi đã biết chính xác làng gốm Phù Lãng ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không lên lịch tới đây ngay để thăm quan, khám phá, tìm hiểu về làng nghề nổi tiếng xứ Kinh Bắc này. 

1.2. Di chuyển 

Theo kinh nghiệm đi Bắc Ninh, làng gốm Phù Lãng chỉ cách trung tâm TP Bắc Ninh hơn 20km và cách trung tâm TP Hà Nội 60km nên việc di chuyển rất nhanh chóng, thuận lợi. Đường đi đẹp, có đầy đủ biển báo chỉ dẫn, du khách chỉ cần chú ý tốc độ cũng như quan sát là được. 

 

Làng gốm Phù Lãng chỉ cách Hà Nội 60km, di chuyển khoảng 1,5 tiếngLàng gốm Phù Lãng chỉ cách Hà Nội 60km, di chuyển khoảng 1,5 tiếng. Ảnh: kiniemcuaanh

Nếu xuất phát từ TP Hà Nội, khách du lịch đi cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đến ngã tư Đại Phúc thì rẽ phải vào Quốc lộ 18, hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đi tầm 20km đến Đào Viên, rẽ trái rồi cứ đi thẳng tiếp chưa đầy 10km nữa là tới địa phận xã Phù Lãng. 

 

Bạn có thể kết hợp chuyến ghé thăm làng gốm Phù Lãng để tìm hiểu về làng nghề truyền thống độc đáo nàyBạn có thể kết hợp chuyến ghé thăm làng gốm Phù Lãng để tìm hiểu về làng nghề truyền thống độc đáo này. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân 

Còn nếu bạn khởi hành từ TP Bắc Ninh, quãng đường cũng sẽ tương tự, thời gian di chuyển chỉ tầm 30 phút. Chỉ cần tới địa phận Quế Võ, hỏi đường vào làng gốm Phù Lãng, hầu như ai cũng biết và sẵn sàng chỉ đường cho bạn nên bạn có thể yên tâm không lo lạc đường đâu nhé. 

1.3. Thăm quan làng gốm cổ Bắc Ninh 


1.3.1. Lịch sử hình thành

Làng gốm Phù Lãng Bắc Ninh nằm bên cạnh con sông Cầu êm đềm, đến nay vẫn giữ được nét mộc mạc, cổ truyền vốn có của mình. Giữa xã hội ngày càng đô thị hóa, điều này càng trở nên đáng quý và thu hút khách du lịch ghé thăm. 

 

Làng gồm Phù Lãng đã tồn tại hàng trăm năm tại Bắc NinhLàng gồm Phù Lãng đã tồn tại hàng trăm năm tại Bắc Ninh. Ảnh: sunnyvietnam2020

Trở lại với lịch sử, theo sử sách, làng nghề này được hình thành và phát triển từ thời Trần, khoảng thế kỷ XIV. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn lưu giữ, trưng bày một số sản phẩm của làng nghề Phù Lãng từ thế kỷ XVII-XIX. 

Trải qua nhiều thăng trầm, gốm Phù Lãng cũng gặp phải sự cạnh tranh lớn với các sản phẩm nhựa gia dụng. Ấy vậy mà người Phù Lãng vẫn trung thành, tâm huyết giữ nghề. Cuối cùng, chính những người thợ làng gốm Phù Lãng Bắc Ninh đã tìm ra được hướng phát triển mới đó là làm các sản phẩm gốm mỹ nghệ đủ kiểu dáng, loại hình, hoa văn. Một điểm chung trong các sản phẩm gốm nơi đây là đều mang hồn quê hương, rất mộc mạc và bình dị, thể hiện rõ nhất qua hoa văn như lũy tre, mái ngói, con hạc... 

 

Sản phẩm làng gốm Phù Lãng có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn với các nơi khácSản phẩm gốm Phù Lãng có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn với các nơi khác. Ảnh: gaihoahongbn

Nếu như làng gốm Bồ Bát Nình Bình nổi tiếng với sản phẩm làm từ đất sét trắng, làng gốm Thổ Hà Bắc Giang tung hoàng với đất sét xanh thì làng Phù Lãng lại tinh tế với sản phẩm gốm đến từ đất sét đỏ. 

Dẫu rằng gốm Thổ Hà, Bát Tràng hay Bồ Bát cũng là những sản phẩm gốm đặc trưng mang sắc màu người Việt nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cái sắc nâu da lươn óng ả mịn màng của làng gốm Phù Lãng vẫn mang chất quê hơn phần nào, thể hiện sự điều luyện tài ba trong kỹ thuật người làm gốm.  

 

Đặt chân tới làng gồm Phù Lãng bạn sẽ thấy ngay những nét đặc trưng của làng gốm cổĐặt chân tới làng gồm Phù Lãng bạn sẽ thấy ngay những nét đặc trưng của làng gốm cổ. Ảnh: Reika

Ngay từ khi đặt chân vào làng gốm Phù Lãng, bạn sẽ nhận thấy những nét đặc trưng điển hình nhất của một làng nghề gốm cổ. Đó là mái ngói nhấp nhô, đường làng quanh co, lắt léo, những ngôi nhà gạch trần, những bức trường rào phủ kín rêu rong được xếp từ chiếc bình, chiếc vại nung... Một cảnh tượng vô cùng độc đáo và thân thương. 

Được biết, đã có hàng trăm thanh niên của làng từng ra đi làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước nhưng khi hết nghĩa vụ, họ đều quay trở về với quê quán và tiếp tục nối nghiệp làm gốm của ông cha.

 

Đến nay, làng gốm Phù Lãng đã xuất khẩu gốm ra nhiều quốc gia trên thế giớiĐến nay, làng gốm Phù Lãng đã xuất khẩu gốm ra nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: langnghe

Hiện nay, ở Phù Lãng có khoảng 30 lò gốm vẫn duy trì nghề gốm với kiểu nung thủ công bằng củi, dù khó nhọc hơn nhưng đảm bảo độ bền đẹp và cái hồn của làng nghề hàng trăm năm tuổi. Thông thường, một lò đốt lửa liên tục trong 3 ngày 3 đêm sẽ nung được khoảng 1.000 sản phẩm. 

Sản phẩm gốm mỹ nghệ của làng Phù Lãng luôn đảm bảo chất lượng tốt, gõ ra tiếng vang nghe êm tai cùng màu nâu da lươn bắt mắt. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Canada… cũng tìm tới Phù Lãng và đặt hàng với số lượng lớn. 

>>Xem thêm: Tìm về những giá trị văn hóa tại làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh

1.3.2. Quy trình sản xuất gốm Phù Lãng 

Để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn như dàn đất, tạo hình, tới cắt khuôn, phơi, nung… cần khá nhiều nhân lực cũng như sự chăm chút, lành nghề từ người thợ. 

 

Để tạo nên được một sản phẩm hoàn chỉnh tại làng gốm Phù Lãng đòi hỏi rất nhiều công đoạnĐể tạo nên được một sản phẩm hoàn chỉnh tại làng gốm Phù Lãng đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Nguyên liệu chính của gốm Phù Lãng là đất sét đỏ hồng lấy từ Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang) sau đó được chuyển về làng qua đường sông. Ngay từ khâu lựa chọn đất cũng cần đặc biệt chú ý, phải đảm bảo độ dẻo như ý, sau đó được đem phơi rồi trận các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân rồi mới cho đi ngậm nước, xéo tròn, chọn sạn, sa... cho tới lúc mịn nhuyễn như miếng giò mới xong. Đất sét phải được luyện sao cho khéo thì mới đảm bảo chất lượng ở các bước tiếp theo.  

Đất sét được tạo hình dáng bằng cách chuốt tay trên bàn tròn xoay. Ở làng gốm Phù Lãng, người chuốt thường là phụ nữ bởi họ có đôi bàn tay tháo vát và khéo léo, có thể chuốt tùy ý mỏng dày, có những sản phẩm đường kính từ 70-80cm, chiều cao cả mét. 

 

Công đoạn nung gốm ở làng nghề Phù Lãng được thực hiện thủ côngCông đoạn nung gốm ở làng nghề Phù Lãng được thực hiện thủ công. Ảnh: Langnghe

Kỹ thuật tráng men ở làng Phù Lãng cũng có sự khác biệt so với những nơi khác. Men được làm từ tro của các loại cây rừng như lim, sến, táu, nghiến rồi trộn theo một tỷ lệ nhất định với vôi sống, sỏi nghiền, bùn phù sa trắng. Men sẽ là chất lỏng có màu vàng như mật ong, được quét lên gốm rồi đem phơi khô chuyển sang màu trắng đục. 

Công đoạn cuối cùng là nung. Làm gốm vất vả, mệt nhọc bao nhiêu thì đốt lò gian nan bấy nhiêu. Ở nhiều nơi khác có thể dùng lò than, lò ga để nung gốm nhưng với Phù Lãng, họ vẫn dùng củi, bởi mong muốn giữ được nét mộc mạc của làng nghề. Nhiệt độ lò nung phải đạt 1000 độ C, có như vậy thì lớp da bên ngoài mới đanh mặt, nhẵn bóng. 

 

Các sản phẩm gốm ở làng nghề Phù Lãng đều đảm bảo chất lượng tốtCác sản phẩm gốm ở làng nghề Phù Lãng đều đảm bảo chất lượng tốt. Ảnh: Tổ quốc

Công việc đốt lò tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi phải có kỹ thuật như tăng nhiệt thế nào, kiểm tra sản phẩm ra sao, làm nguội lò... Riêng khâu này cũng cần có nhiều người, gồm thợ cả, thợ đốt lò cửa lò và người chuyên ném củi qua lỗ giòi.

Thời gian đốt lò đến khi lửa tắt kéo dài 3 ngày 3 đêm. Quá trình làm nguội kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò rồi để tiếp một ngày đêm nữa mới cho ra lò. Quả là một hành trình gian nan, cực nhọc của những người thợ bám nghề. 

Nét đặc trưng của làng Phù Lãng là phương pháp chạm kép tạo nên màu men tự nhiên, bền bỉ theo năm tháng và độc lạ. Các sảm phẩm gốm mộc mạc nhưng khỏe khoắn, đậm chất nghệ thuật tạo hình. 

 

Cuối tuần tới làng gốm Phù Lãng để mua sản phẩm về gốm và làm gốmCuối tuần tới làng gốm Phù Lãng để mua sản phẩm về gốm và làm gốm. Ảnh: thuyduong0611

Rất nhiều gia đình ở thành phố lân cận cứ cuối tuần lại tìm về Phù Lãng để cùng nhau nghỉ ngơi, vui chơi, trải nghiệm làm gốm. Chừng nửa tháng sau, bạn có thể nhận được các sản phẩm mang đậm phong cách cá nhân do chủ nhà nung giúp và có thể trưng bày trang trí trong gia đình hoặc mang biếu, tặng cho người thân yêu. 
 

2. Các làng nghề nổi tiếng khác ở Bắc Ninh 

Bắc Ninh có rất nhiều làng nghề truyền thống thú vị, giúp bạn tìm hiểu về văn hóa địa phương. Ngoài làng gồm Phù Lãng, trong chuyến đi về làng quan họ, bạn có thể ghé thăm các làng nghề dưới đây. 
 

2.1. Làng tranh Đông Hồ

Địa chỉ: Phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Xuất hiện từ thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ lúc bấy giờ được làm hoàn toàn thủ công, là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự tinh xảo, khéo léo, nhẫn nại cùng nghệ thuật thẩm mỹ của các nghệ nhân. Giai đoạn hưng thịnh nhất của làng tranh Đông Hồ là từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944.

 

Cùng với làng gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ cũng là làng nghề lâu đời tại Bắc NinhCùng với làng gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ cũng là làng nghề lâu đời tại Bắc Ninh. Ảnh: phm.b.n

Tuy nhiên, trước nền kinh tế thị trường biến đổi, hiện làng tranh Đông Hồ chỉ còn 2 gia đình theo nghề này là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. Du lịch Bắc Ninh tới làng tranh, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các khâu tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh, từ việc chuẩn bị chất liệu tới việc in tranh, phơi tranh. 


2.2. Nghề đúc đồng Đại Bái

Làng nghề đúc đồng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lãng (làng Bưởi), thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Làng nằm ngay bên bờ sông Bái Giang trữ tình, quanh năm đầy nước. Từ xưa, làng đã nổi tiếng sản xuất ra các sản phẩm đồng tinh xảo, chất lượng. 

 

Làng gốm Phù Làng và làng nghề đúc đồng Đại Bái ngày càng phát triển ở Bắc NinhLàng nghề đúc đồng Đại Bái ngày càng phát triển ở Bắc Ninh. Ảnh: Tripzone

Trước đây, làng nghề chỉ tạo ra các sản phẩm gia đình như nồi, chậu, xoong... nhưng theo thời gian, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú hơn với trống đồng, đỉnh, câu đối... Hiện làng Đại Bái có gần 700 hộ gia đình theo nghề, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Khách du lịch Bắc Ninh tới đây có thể thăm quan và tìm hiểu về quy trình đúc đồng của làng nghề lâu đời này. 

Làng gốm Phù Lãng là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh, một trong những địa điểm thăm quan không thể bỏ qua khi tới xứ Kinh Bắc. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi sắp tới nhé. 

Yến Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc