Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Vĩnh Hưng - Tháp cổ nghìn năm tuổi ở miền Tây

Thứ bảy, 03/12/2016, 10:35 GMT+7
 Được xây dựng từ thế kỷ 9, tháp cổ Vĩnh Hưng và những cổ vật trong lòng đất xung quanh tháp cổ vẫn còn nhiều điều bí ấn thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng.


Vị trí của tháp cổ Vĩnh Hưng


tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng có vị trí tọa lạc tại xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Tháp này là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa được một nhà khảo cổ học phát hiện năm 1911.
 

Kiến trúc của tháp Vĩnh Hưng


Ngôi tháp cổ có chiều cao khoảng 8,2 m chân tháp hình chữ nhật có kích cỡ 5,6mx6,9m mặt tháp quay về hướng Tây. Toàn bộ ngôi tháp được xây dựng lại bằng gạch, phần dưới lớn hơn và nhỏ dần ở phía trên, cả 3 vách chập lại thành hình vòng cung. Nhìn chung kiến trúc của tháp khá đơn giản, không có nhiều hoa văn.
 
tháp cổ vĩnh hưng

Mặt sau của tháp cổ Vĩnh Hưng

Tổng quan du lịch Bạc Liêu | Ẩm thực món ngon Bạc Liêu
 
Tháp Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, trong tháp có một bàn tay tượng thân bằng đồng, một phần thân dưới của tượng nữ thần, tượng nữ thần bằng đá xanh, tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng… và một số vật thờ khác.
 
Tháp cổ Vĩnh Hưng được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Ốc eo còn sót lại ở vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên cũng có người cho rằng tháp thuộc nền văn hóa Ăng Ko của người Khmer. Các nhà khảo cổ học khi khai quật tại đây đã phát hiện nhiều hiện vật như tượng đá, đồng.. có liên quan đến sự hình thành, tồn tại của tháp cổ từ thế kỷ IV – XIII sau công nguyên.
 
nhà trưng bày trước tháp cổ vĩnh hưng

Nhà trưng bày cổ vật trước tháp cổ Vĩnh Hưng
 
Nhà trưng bày cổ vật trước Tháp cổ đã được xây dựng để trưng bày những cổ vật ngủ vùi trong lòng đất quanh khu vực tháp cổ. Một ngôi chùa gần tháp cổ cũng được xây dựng và có niên đại hàng trăm năm.
 
Mỗi ngày nhà sư trong chùa tháp tụng tụng kinh vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hằng năm vào ngày 15/10 âm lịch rất đông phật tử và người dân từ khắp nơi về khấn viếng chùa và di tích tháp cổ như thể hiện một nét văn hóa tâm linh lâu đời.
 
Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử tháp có dấu hiệu bị bong chóc và xuống cấp tuy nhiên đây vẫn là một công trình có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ học và là điểm đến du lịch hấp dẫn dành cho những du khách muốn tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Nếu có cơ hội đi du lịch miền Tây bạn nhất định đừng nên bỏ qua địa điểm này.
Nguồn: Tổng hợp
Du lịch Việt Nam