Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Văn hóa sức khỏe của người Nhật Bản - Bí quyết kéo dài tuổi thọ

Thứ bảy, 17/11/2018, 10:24 GMT+7
Văn hóa chăm sóc sức khỏe của người Nhật Bản không giống quốc gia nào khác trên thế giới. Có lẽ đó chính là lý do mà người Nhật có tuổi thọ trung bình cao, cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
test
Nhật Bản là một trong những quốc gia có lối sống lành mạnh, là nguồn cảm hứng thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới. Trà xanh, các loại thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe ngày càng phổ biến, ngay cả liệu pháp “tắm rừng” cũng  đều bắt nguồn từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, đó chưa nhằm nhò gì, thực tiễn, việc chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây còn nhiều hơn thế. Bài viết này được dịch từ bài phỏng vấn của trang báo The Culture Trip với Erin Niimi Longhurst - tác giả của cuốn sách Japonisme. Cuốn sách lấy cảm hứng từ lối sống lành mạnh của người Nhật Bản, tìm hiểu về văn hóa chăm sóc sức khỏe của họ.
 
Người Nhật Bản có một nền văn hóa độc đáo, trong đó bao gồm văn hóa chăm sóc sức khỏe cho bản thân
Người Nhật Bản có một nền văn hóa độc đáo, trong đó bao gồm văn hóa chăm sóc sức khỏe cho bản thân
 

Culture Trip (CT): Có thể kể cho chúng tôi câu chuyện đằng sau cuốn sách Japonisme của bạn không?

 

Erin Niimi Longhurst (ENL): Tôi lớn lên và trải qua nhiều hơn một nền văn hóa. Tôi sinh ra ở London cha của tôi là người Anh và mẹ là người Nhật Bản. Tôi đã sống ở nhiều nơi, trong đó có Seoul, London và New York. Nhưng tôi luôn có sự quan tâm đặc biệt với Nhật Bản. Tôi rất thấy hứng thú với các nghi thức, thói quen và truyền thống độc đáo của văn hóa Nhật Bản. Với chính sách đối ngoại độc lập trong hơn 220 năm, nên văn hóa Nhật Bản đã được định hình rất vững chắc. Từ “Japonisme” lần đầu tiên được sử dụng vào cuối thế kỷ 19, mô tả cơn sốt về nghệ thuật, văn hóa và thiết kế ở phía Tây của Nhật Bản, bao gồm cả văn hóa chăm sóc sức khỏe của họ.
 

CT: Cô nghĩ đâu là sự khác biệt chính giữa phương pháp tiếp cận sức khỏe của Nhật Bản và Anh?

 

ENL: Thuật ngữ “sức khỏe” hiếm khi được sử dụng ở Nhật Bản. Nó ăn sâu vào văn hóa và con người có cách tiếp cận toàn diện hơn để sống và chăm sóc cho bản thân. Tại Nhật Bản, người ta thường không nhắc đến cụm từ “chăm sóc sức khỏe”, trong khi ở Anh, người dân nhận thức rõ hơn về “sức khỏe” và họ coi đó như một khái niệm.
 

CT: Khái niệm nào là trọng tâm của triết lý trong việc chăm sóc sức khỏe của người Nhật Bản?

 

ENL: Ikigai, hành trình đi tìm lẽ sống, được thấm nhuần trong văn hóa. Ikigai tức là “lẽ sống”. Từ kinh nghiệm của riêng tôi, hành trình đi tìm ikigai của bạn không bắt nguồn từ ý thức tự động đi tìm của bản thân. Mà “lẽ sống” này dần dần được nhận ra theo thời gian, trong những khoảnh khắc giúp bạn biết và hiểu về chính mình. Wabi-sabi - biết chấp nhận và hài lòng với cuộc sống - cũng không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.
 

CT: Người Nhật Bản thể hiện sự cảm kích về vẻ đẹp không hoàn hảo như thế nào?

 

ENL: Bạn đã nghe về kintsugi chưa? Đó là nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bị vỡ bằng sơn mài màu vàng. Mảnh vỡ được ghép lại với nhau, vết nứt sẽ được hàn gắn với sơn mài vàng, và thật không ngờ chúng còn đẹp hơn cả ban đầu. Kintsugi có trong những cáu chén được sử dụng trong các nghi lễ thưởng trà, và vẻ đẹp của những mảnh ghép không hoàn hảo lại được tôn lên rất nhiều. Đó là một phép ẩn dụ hấp dẫn của một đặc điểm hoặc “lỗ hổng” mà bạn cảm nhận được trong chính bản thân mình. Những gì bạn nhận thấy là “lỗ hổng” có thể chính là sức mạnh và vẻ đẹp của bạn.
 
Chính những vết nứt không hoàn hảo lại là một tác phẩm đẹp mắt và giá trị
Chính những vết nứt không hoàn hảo lại là một tác phẩm đẹp mắt và giá trị
 

CT: Cô có thể cho chúng tôi biết về liệu pháp tắm rừng không? Bản chất của nó có phải là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản không?

 

ENL: Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên xảy ra thiên tai và điều này đã khiến mọi người ý thức và tôn trọng quyền lực của tự nhiên hơn. Việc “tắm rừng” là cách tản bộ qua không gian xanh. Đó là một hành động liên quan đến tất cả các giác quan và khi bạn đi bộ và hít thở sâu, cơ thể bạn sẽ hấp thụ được những dòng không khí lành mạnh và tươi mới của cây cỏ, điều này giúp giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng. Tiếng Nhật cũng có các từ không thể dịch sang tiếng Anh, đó chính là sự thể hiện việc tôn trọng đối với tự nhiên. Ví dụ, từ komorebi được sử dụng để mô tả các tia của mặt trời được lọc qua lá; và kawaakari được sử dụng để mô tả cách ánh sáng, đặc biệt là ánh trăng, phản chiếu trên một con sông.
 
Liệu pháp "tắm rừng" rất tốt cho sức khỏe, bắt nguồn từ Nhật Bản
Liệu pháp "tắm rừng" rất tốt cho sức khỏe, bắt nguồn từ Nhật Bản
 

CT: Những yếu tố nào trong chế độ ăn của người Nhật là yếu tố nâng cao sức khỏe? Có phải tỷ lệ tuổi thọ cao một phần là do ăn uống không?

 

ENL: Nhật Bản có một câu nói: "Hara hachi bu", có nghĩa là "Ăn cho đến khi đủ 80%". Thay vì hết mọi đồ ăn trong dĩa, người Nhật có xu hướng ăn đến khi họ cảm thấy no và thoải mái. Để tiếp cận với cách ăn này, người ta thường ăn kiểu gia đình với các món ăn khác nhau. Điều này không chỉ giúp kiểm soát khẩu phần ăn mà chế độ ăn uống còn trở nên đa dạng. Các món ăn thường bao gồm gạo, protein, rau và thực phẩm lên men như miso hoặc nattō. Chế độ ăn uống của người Nhật có hàm lượng carbohydrates cao, hàm lượng chất béo thấp và giàu omega-3, do vậy tỉ lệ béo phì của quốc gia này khá là thấp.
 
Bữa ăn của người Nhật rất lành mạnh, do vậy tỉ lệ béo phì rất thấp
Bữa ăn của người Nhật rất lành mạnh, do vậy tỉ lệ béo phì rất thấp
 

CT: Văn hóa thể dục ở Anh đang bùng nổ - vậy ở Nhật Bản có giống như thế không?

 

ENL: Vâng. Luyện tập thể dục mềm dẻo là một phần thú vị và quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Mỗi buổi sáng vào lúc 6h30, Đài phát thanh Taiso, cũng như trên truyền hình quốc gia lại phát chương trình tập thể dục, giống như tập Thái Cực Quyền hoặc yoga vậy. Các chuyển động nhằm giúp lưu thông máu và hỗ trợ tinh thần trong một ngày làm việc mới. Điều này được thực hiện rất nghiêm túc ở Nhật Bản, tại nơi làm việc cũng như ở trường học.
 
Mỗi buổi sáng, tại nơi làm việc hay trường học, đều tổ chức tầm 30 phút thể dục như thế này
Mỗi buổi sáng, tại nơi làm việc hay trường học, đều tổ chức tầm 30 phút thể dục như thế này

 
 

CT: Văn hóa làm việc của Nhật Bản không nhận được sự đồng thuận trong những năm gần đây. Thuật ngữ karoshi (chết do làm việc quá sức) được phát minh vào thập niên 70. Đây có phải là từ thích hợp để dùng trong trường hợp hiện nay không?

 

ENL: Văn hóa làm việc của Nhật Bản không giống bất kỳ khía cạnh nào khác của xã hội. Trong vài năm qua, có một số tổ chức đã đưa cụm từ karoshi trở lại tâm điểm tranh cãi. Tuy nhiên, chính phủ cũng đã đưa ra các cải cách cân bằng cuộc sống công việc, bao gồm việc giới hạn số giờ làm thêm của nhân viên.
 
Chính phủ Nhật Bản đã có những biện pháp để tránh karosi
Chính phủ Nhật Bản đã có những biện pháp để tránh karosi
 

CT: Xu hướng sức khỏe tồi tệ nhất ở Nhật Bản là gì?

 

ENL: Xu hướng wabi-sabi có nghĩa là chấp nhận quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng một số phụ nữ Nhật Bản lại đang hiểu sai lệch về ý nghĩa này. Bằng chứng là có một xu hướng phẫu thuật nha khoa được gọi là yaeba ngày càng phổ biến. Yaeba tức là làm cho răng mọc khấp khểnh, không đều.
 
Xu hướng làm răng mọc khấp khểnh đang là mốt trong giới trẻ Nhật
Xu hướng làm răng mọc khấp khểnh đang là mốt trong giới trẻ Nhật
 

CT: Bài học chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất mà chúng ta có thể học được từ người Nhật là gì?

 

ENL: Kaisen, dịch là "hình thành thói quen", là điều mọi người có thể học hỏi. Nó là viết tắt của việc thực hiện những thay đổi liên tục nhưng rất nhỏ theo thời gian. Sự lặp lại, ý chí và kỷ luật tự giác là những thứ cần phải được học tập vì chúng không đến một cách tự nhiên nhất.

CT: Cảm ơn vì đã dành thời gian cho những câu hỏi của chúng tôi. Chúc cô sức khỏe và thành công!
Lành Trần
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc