Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Tìm hiểu những tuyệt chiêu bắt cá tôm của người miền Tây

Thứ sáu, 29/03/2019, 18:00 GMT+7
 Miền Tây Nam Bộ có diện tích mặt nước trên đồng ruộng, sông, kinh, rạch, ao, hồ, vuông, xẻo… khá cao. Kinh rạch chằng chịt là hệ thống giao thông huyết mạch đường thủy nối liền tỉnh đến huyện, huyện về xã và lan tỏa đi các ấp, trong lòng sông ấy chính là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản như: cá, tôm, cua, …. Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên, đảm bảo sạch và tươi ngon. 
test
Thủy sản ở miền Tây sinh sống ở ba vùng nước: nước ngọt, nước lợ và nước mặn có hàng trăm loại cá và hàng chục loại tôm, cua, ếch, nhái sinh sống và phát triển. Người dân miền sông nước có rất nhiều cách để bắt cá, tôm, cua,… Cùng tìm hiểu những tuyệt chiêu này nhé!
 
Miền Tây với hệ thống sông ngòi dày đặc
Miền Tây với hệ thống sông ngòi dày đặc
 

Tát mương hay tát đìa
 

Đây là cách tát mương dành cho những ao, hồ có diện tích nhỏ, thường tát vào dịp gần Tết Nguyên Đán. Khi trời bắt đầu trở chướng, cá trên đồng rút xuống sông, theo con nước bơi vào những mương trong vườn. Vì trong những mương nhỏ nước sâu lại được chất chà kín đáo là nơi cư ngụ lý tưởng. 
 
 Cách tát mương của người dân Miền Tây
Cách tát mương của người dân Miền Tây
 
Mương lớn ba bốn người dùng thau tát nước qua mương kế bên cho cạn nước, chú ý che chắn chà cho cẩn thận kẻo tát cá, tôm đi mất. Tát đến khi mương cạn nước, nhìn thấy bùn non và cá tôm lủi nhủi trong bùn thì dừng tát. Tiếp theo, dùng tay hoặc nôm để bắt cá nhưng đa phần sẽ bắt bằng tay không bắt cá tôm bỏ vào thùng có một ít nước rồi mang về. Việc tát mương cần rất nhiều sức lực nên thường huy động anh em trong gia đình cùng bắt cá, bắt xong mỗi người đều có một phần cho riêng mình. Đây là hình thức bắt cá phổ biến và được áp dụng nhiều trong các khu du lịch sinh thái khi du lịch Miền Tây. 
 
Tát mương được đưa vào trong khu du lịch sinh thái
Tát mương được đưa vào trong khu du lịch sinh thái

>>Tham khảo: Tour du lịch Miền Tây
 

Đặt lộp 
 

Lộp được đan bằng tre. Thường được đặt ở mương quanh nhà hay những nơi có nhiều hóc lá. Điều đặt biệt là lộp có hai cái hôm: trước và sau để chặn cá, tôm không tìm được đường ra. Việc đặt lộp rất đơn giản, chỉ cần dùng mồi là con bà chằng, cồng hay ít thức ăn bỏ vào lộp và đặt ở những nơi có chà, hóc lá qua hôm sau có thể thu thành quả. Người ta thường dùng lộp để đặt cá bống dừa và tép vì chúng hay sống ở những nơi nhiều chà có hóc lá. 
 
 Lộp thường được đặt nơi có nhiều chà
Lộp thường được đặt nơi có nhiều chà
 

Đóng đục
 

Đây là một trong những dụng cụ tự chế của người dân miền sông nước, được làm bằng cây cọc và lưới thường dùng để đánh bắt cá ở những con sông lớn. Để sử dụng cách này đòi hỏi người đánh bắt phải có một chiếc xuồng nhỏ, bơi ra sông lớn. Đóng đục và mắc lưới cá ở giữa sông theo dòng chảy của thủy lưu, cần chú ý khi đóng đục, đục phải cao hơn mặt nước, phần lưới nằm phía dưới để tránh những xuồng ghe khác bị vướng vào. Người ta đóng đục khi nước cạn, để qua ngày khi đến nước ròng lại ra kéo đục lên, cách này đòi hỏi nhiều công sức và lưới to nên khi kéo lưới thành quả thu về sẽ không làm bạn thất vọng. Ở Miền Tây có rất nhiều người sinh sống bằng nghề đóng đục này.
 
Cần có chiếc xuồng nhỏ để tiện cho việc đóng đục
Cần có chiếc xuồng nhỏ để tiện cho việc đóng đục
 

Nơm
 

Nơm là vật dụng tự chế đan bằng các thanh tre vót nhẵn, phần trên đan túm lại cỡ bằng cái tô, dưới miệng lớn bằng miệng cái thúng nhỏ, phần đầu nhọn hướng xuống phần miệng. Để chiếc nôm cố định và chắc hơn người ta dùng một niềng tre quấn quanh để cố định các thanh tre. Khi nôm, miệng nôm úp xuống nước. Những vũng nước nhỏ nghi có cá, người ta dùng nôm úp xuống không cho chúng chạy ra rồi dùng tay để bắt chúng. Khi sử dụng nơm có kèm theo một chiếc giỏ cũng được đan bằng tre miệng nhỏ thân bầu có nắp đậy để đựng cá, tôm bắt được. Đây được xem là trọn bộ dụng cụ khi bắt cá bằng nơm.
 
Hình thức bắt cá bằng nôm
Hình thức bắt cá bằng nôm

Sử dụng cần câu


Đây là hình thức bắt cá, tôm phổ biến hầu hết ai cũng biết, sử dụng cần câu và mồi để câu, có nhiều loại cần: cần câu cá, câu tôm, câu mực, câu cua,… mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Câu cá là đơn giản nhất dùng mồi câu là con trùng, cồng, trứng kiến lửa,… móc vào lưỡi câu rồi thả xuống sông đợi đến khi thấy dây câu giựt căng ra cá đã ăn mồi thì kéo lên.
 
 Câu cá gợi nhớ miền tuổi thơ
Câu cá gợi nhớ miền tuổi thơ
 
Câu tôm: mồi của tôm là những miếng khoai mì xắt thành khúc. Miệng tôm nhỏ không vừa lưỡi câu, chú ý khi thấy tôm ăn, nhợ động đậy, người câu tôm nhẹ nhàng cho xuồng đến gần rồi bất ngờ dùng nôm ụp xuống, sau đó mò bắt chúng. Cách này ít người sử dụng vì tốn nhiều thời gian nhưng không thu được nhiều.
 
Câu cua: Cần câu cua là một chiếc rổ đan bằng dây hoặc lưới. Mồi câu để trong tấm lưới rồi thả cho chìm xuống đáy, xung quanh rổ lưới, buộc những cục gạch nhỏ tạo sức nặng cho dễ chìm. Trên mặt nước có miếng phao báo hiệu. Thấy động đậy là cua đã vào lưới, đến vớt cần câu lên. Cua mắc vào lưới không thoát ra được và bị tóm gọn. 
 
 Cua vừa ăn mồi
Cua vừa ăn mồi
 
Trên đây chỉ là một trong những cách mà người dân Miền Tây hay làm để bắt cá, tôm. Vì sao đây gọi là tuyệt chiêu? vì đa phần những dụng cụ bắt cá trên đều là dụng cụ tự chế, dựa vào kinh nghiệm họ tạo ra rất nhiều khác loại như: ống trúm, chĩa, lưới đăng,… Nếu có cơ hội về Miền Tây hãy tìm hiểu những tuyệt chiêu này nhé!
Kim Phụng
Theo báo du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc