Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm cho khách du xuân

Thứ năm, 22/02/2024, 10:00 GMT+7
Dịp đầu năm là thời điểm mà nhiều người chọn đi du xuân tới các lễ hội. Trên dọc dải đất chữ S có rất nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm dưới đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi đầu năm cùng gia đình. 
    test

    Du xuân đầu năm đã trở thành truyền thống của người dân khắp ba miền Bắc Trung Nam mỗi dịp ra Tết. Nếu chưa biết thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

    1. Thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm ở Việt Nam


    1.1. Lễ hội chùa Hương 

    Năm 2024, Lễ hội chùa Hương đã chính thức khai hội vào ngày 15/2 Dương lịch (Tức ngày mùng 6 Tết). Lễ hội này sẽ diễn ra tới hết tháng 4 Âm lịch. Như vậy, thời gian lễ hội khá lâu với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người tham gia mỗi năm. 

     

    Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 Tết hàng năm
    Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 Tết hàng năm. Ảnh: Hanoimoi

    Địa điểm diễn ra lễ hội này tại Khu di tích và thắng cảnh chùa Hương (thuộc Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội), cách trung tâm TP Hà Nội hơn 60km. Đây là một quần thể chùa rộng lớn, linh thiêng, cổ kính, được nhiều du khách gần xa biết đến. Như vậy, thời gian tổ chức lễ hội chùa Hương cũng như thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm đúng dịp ra Tết, thuận tiện để bạn cùng gia đình du xuân. 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam Lễ hội chùa Hương diễn ra ngay tại quần thể chùa Hương, cách TP Hà Nội hơn 60km
    Lễ hội chùa Hương diễn ra ngay tại quần thể chùa Hương, cách TP Hà Nội hơn 60km. Ảnh: Mai.chyy_

    Hội chùa Hương trải dài trên cả 3 tuyến, trong đó, tuyến Hương Tích là tuyến chính, tập trung nhiều hoạt động đặc sắc nhất. Đa phần khách du lịch chọn đi tuyến này. Bạn sẽ ngồi đò xuất phát từ bến Yến ghé lễ đền Trình, qua cầu Hội, hang Sơn Thủy Hữu Tình, đến núi Dổi Chèo, núi Con Voi, rồi thăm núi Mâm Xôi, núi Con Gà… cuối cùng sẽ cập bến Thiên Trù. Từ đây, du khách đi chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng và đền Đệ Nhất Động Hương Tích. Cũng từ vị trí Thiên Trù sẽ có một lối rẽ qua rừng mơ lên chùa Hinh Bồng. Giá vé thuyền đò tuyến Hương Tích là 85.000 đồng/người cho 2 lượt. 

     

    Nhiều hoạt động diễn ra trong Lễ hội chùa Hương - Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam
    Nhiều hoạt động diễn ra trong Lễ hội chùa Hương. Ảnh: Vietnam+

    Lễ hội chùa Hương còn có phần hội sôi động, nhộn nhịp với các trò chơi dân gian truyền thống như hát chầu văn, chèo thuyền, leo núi, các làn điệu dân ca, hát xẩm, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, đấu vật... 

    Đầu xuân, mọi người tới Lễ hội chùa Hương đều mang theo thiện ý, mong muốn một năm may mắn, bình an tới bản thân và gia đình. Ngoài ra, ban cô, ban cậu cũng là nơi những ai hiếm muộn ghé thăm cầu tự, mong được ban phúc lộc đường con cái.
     

    1.2. Lễ hội chùa Bái Đính 

    Lễ hội chùa Bái Đính cũng là lễ hội lớn dịp đầu năm, thích hợp cho ai đang muốn tìm kiếm địa điểm du xuân miền Bắc. Thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm như chùa Bái Đính là khi nào? Cụ thể, Lễ hội chùa Bái Đính được khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch.

     

    Lễ hội chùa Bái Đính cũng có thời gian tổ chức tương tự Lễ hội chùa Hương Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam
    Lễ hội chùa Bái Đính cũng có thời gian tổ chức tương tự Lễ hội chùa Hương. Ảnh: TTXVN

    Cũng như những lễ hội khác, Lễ hội chùa Bái Đính có 2 phần chính. Trong đó, phần lễ diễn ra trang trọng với nghi thức thắp hương thờ Phật, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Nghi thức rước kiệu mở màn lễ hội mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn thu hút rất đông du khách thăm quan. 

    Phần hội trong Lễ hội chùa Bái Đính là cơ hội để bạn hòa mình vào không khí sội động, nhộn nhịp cũng như hiểu hơn về văn hóa nghệ thuật dân gian của cố đô. Tại đây diễn ra các trò chơi truyền thống như đấu vật, kéo co, múa rối nước, thi thư pháp... Bạn sẽ được vãn cảnh chùa, thăm quan ngôi chùa hoành tráng, thăm thú hang động kỳ ảo, thưởng thức hát chèo, hát xẩm... 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam du khách còn được ngắm nhìn quần thể chùa với nhiều kỷ lục ở châu Á
    Tham gia lễ hội, du khách còn được ngắm nhìn quần thể chùa với nhiều kỷ lục ở châu Á. Ảnh: Allongwalker

    Trong thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm, chùa Bái Đính được nhiều khách du lịch Ninh Bình lựa chọn. Được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, ngôi chùa Bái Đính cổ là danh lam nổi tiếng của cố đô. Trải qua nhiều biến động lịch sử, chùa được mở rộng, xây dựng tôn tạo lại khang trang và vẫn giữ được đặc trưng của chùa cổ. Chùa Bái Đính được xem là biểu trưng giá trị văn hóa, trung tâm tâm linh, tín ngưỡng của các Phật tử. 

    Sau khi tham gia Lễ hội chùa Bái Đính, du khách đừng quên ghé thăm những địa danh đẹp khác của Ninh Bình như Danh thắng Tràng An, Hang Múa, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động...


    1.3. Lễ hội đền Hùng

    Lễ hội đền Hùng là ngày giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tỏ lòng biết ơn tới công lao khai thiên lập địa của các vua Hùng. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm, mùng 10 là chính hội, đông vui nhất. Cứ đến ngày này, bất kể ai dù ở đâu cũng về đây dâng hương tới những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. 

     

    Lễ hội đền Hùng là Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam
    Lễ hội đền Hùng là sự kiện lớn vào đúng dịp Giỗ tổ Hùng Vương. Ảnh: Báo Thanh niên

    Nếu đang băn khoăn về thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm điển hình là Lễ hội đền Hùng, bạn có thể yên tâm bởi đây là lễ hội lớn, vào đúng dịp được nghỉ nên rất thuận tiện để tham gia. 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam Các nghi lễ được thực hiện trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính với các vị vua Hùng
    Các nghi lễ được thực hiện trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính với các vị vua Hùng. Ảnh: Vinpearl

    Lễ hội đền Hùng có phần lễ và phần hội. Lễ vật dâng lên các vua được chuẩn bị rất kỳ công, gồm 1 lợn, 1 dê, 1 bò, bánh chưng, có bánh dày, xôi nhiều màu... Lễ tế diễn ra trong nhạc khí là trống đồng cổ oai hùng, dưới sự chủ trì của các vị chức sắc. Tiếp theo các cụ bô lão của làng xã vào tế lễ, rồi đến nhân dân và du khách hành hương. 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam thi gói bánh chưng trong Lễ hội đền Hùng
    Thi gói bánh chưng trong Lễ hội đền Hùng. Ảnh: Hanoimoi

    Bên cạnh nghi lễ thờ cúng, các hoạt động văn hóa như rước kiệu, hát xoan, đánh trống đồng, đâm đuống, cồng chiêng, thi nấu bánh chưng, kéo lửa thổi cơm, giã bánh dày... cũng được tổ chức giúp Lễ hội đền Hùng càng thêm sôi động. Qua lễ hội, con cháu thế hệ sau hiểu hơn về các hoạt động văn hóa truyền thống cũng như trau dồi đức tính “Uống nước nhớ nguồn”. 
     

    1.4. Lễ hội Khai ấn Đền Trần

    Thời gian tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần cũng như thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm lớn nhất Việt Nam được rất nhiều người quan tâm. Hàng năm, lễ hội sẽ diễn ra vào thời điểm ra Tết, khoảng gần Rằm tháng Giêng. Năm 2024, Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 20 đến 25/2/2024 (tức từ ngày 11-16 tháng Giêng) tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định).

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam Lễ hội Khai ấn Đền Trần diễn ra từ ngày 11 tháng Giêng
    Lễ hội Khai ấn Đền Trần diễn ra từ ngày 11 tháng Giêng. Ảnh: TTXVN

    Theo các tư liệu lịch sử, Lễ hội khai ấn là một tục lệ có từ năm 1239 dưới thời nhà Trần. Đến tận ngày nay, Lễ khai ấn vẫn được bảo tồn và phát huy với ý nghĩa to lớn, cầu cho thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, người người nhà nhà mạnh khỏe, học tập, công tác tốt trong năm mới. Tục lệ lâu đời này cũng giáo dục tới thế hệ trẻ về lịch sử, về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" bao đời nay của dân tộc.

    Lễ đền Trần bắt đầu từ ngày 11 tháng Giêng với lễ rước Kiệu Ngọc Lộ cùng các nghi lễ tại chùa Phổ Minh, đền Thiên Trường từ 22h40 đến 23h10, trước giờ Khai ấn. Nghi lễ khai ấn sẽ bắt đầu vào lúc 23h15 ngay tại ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường. 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam Lễ hội thu hút rất đông người dân khắp nơi
    Lễ hội thu hút rất đông người dân khắp nơi. Ảnh: Báo Lao động

    Lúc này, 14 cụ lão làng thuộc dòng họ Trần tại làng Tức Mặc cùng đại diện đoàn thể, ban ngành chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn. Những lá ấn này được dâng lên nhiều đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng, như: Đền Cố Trạch; đền Thiên Trường; chùa Phổ Minh; đền Trùng Hoa; Văn chỉ Hiền Đàn; đình Kênh; đình Tức Mặc; đình Bái; đình Vĩnh Trường…

    Sau khi nghi lễ kết thúc, từ 23h55 trở đi sẽ mở cửa đền cho người dân vào lễ đầu năm. Đến 5h sáng ngày 15 tháng Giêng bắt đầu phát ấn cho nhân dân tại nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa. Có thể thấy, thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm như Lễ khai ấn đền Trần rất đáng để bạn trải nghiệm. 
    Trong lễ hội, các hoạt động vui chơi, thi đấu cũng được tổ chức rầm rộ, nào là hát chèo, múa rối nước, múa lân – sư – rồng, thả diều sao, nào là biểu diễn võ thuật, thi đấu vật, triển lãm ảnh... 


    1.5. Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

    Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn gọi là Lễ vía Bà hay Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Đây là sự kiện đầu năm lớn thu hút người Chăm ở Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, người dân tộc thiểu số ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Huế, Phú Yên... cùng các du khách gần xa. Lễ hội diễn ra tại di tích lịch sử Tháp Bà Pônagar thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội đã được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2012.

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang cũng là lễ hội lớn ở Nam Trung Bộ
    Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang cũng là lễ hội lớn ở Nam Trung Bộ. Ảnh: Mia

    Hàng năm, cứ vào dịp từ 20 đến 23/3 Âm lịch, Lễ hội Tháp Bà Ponagar - thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm - được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Thiên Y Thánh Mẫu Ana, được người Chăm tôn vinh là Mẹ xứ sở của vùng đất Nam Trung Bộ. Ai tới đây cũng mong cầu được Thánh Mẫu Ana phù hộ cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

    Lễ hội Tháp Bà Ponagar có các nghi thức chính là: Lễ thay y, Lễ cúng ngọ, Lễ cầu quốc thái dân an, Tế lễ cổ truyền, Lễ Tôn Vương, Lễ Khai Diên, Lễ dâng hương tạ Mẫu… Các nghi lễ đều được chăm chút, tổ chức trang nghiêm và thiêng liêng. 

     

    Thời gian tổ chức các lễ hội lớn nhất Việt Nam và check in với Tháp Ba Ponagar
    Tham gia lễ hội và check in với Tháp Ba Ponagar. Ảnh: Mytour

    Tham gia lễ hội, khách du lịch Nha Trang sẽ được thưởng thức các điệu múa truyền thống ngay dưới chân Tháp Bà do các cô gái Chăm biểu diễn. Lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em trên dải đất miền Trung.
     

    2. Kinh nghiệm tham gia lễ hội đầu năm 

    Như vậy, sau khi đã biết thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm, bạn cần bỏ túi một số kinh nghiệm dưới đây để có chuyến du xuân thật trọn vẹn: 

    + Lễ hội thu hút đông đảo du khách, bạn cần chú ý bảo quan tư trang cá nhân, tránh trường hợp kẻ gian trà trộn lấy cắp tài sản 

    + Khi đi lễ chùa, du khách nên diện trang phục lịch sự, phù hợp, không mặc váy quá ngắn hoặc hở. Áo dài là trang phục đẹp nhất, cực thích hợp để du xuân

    + Bạn nên mang theo các đồ ăn gọn nhẹ và nước uống khi tham gia lễ hội 

    + Nếu dự tính ở lại qua đêm, bạn cần chủ động tìm nơi lưu trú gần khu vực diễn ra lễ hội hoặc phù hợp với kế hoạch du xuân trước để tránh tình trạng hết chỗ

     

    thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm
    Trên dọc đất nước có rất nhiều lễ hội lớn dịp đầu năm. Ảnh: Mia

    Trên đây là thông tin về thời gian tổ chức lễ hội đền chùa đầu năm cho bạn và gia đình. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích trong chuyến đi tiếp theo của bạn nhé. 

    Yến Yến

    quảng cáo
    close
    icom
    Bình luận
    Ý kiến bạn đọc