Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Thái Lan

Lịch sử và thể chế chính trị Thái Lan

Thứ ba, 14/11/2017, 15:10 GMT+7
Thái Lan là đất nước được tổ chức theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến. Theo đó, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Trong khi, người đứng đầu nhà nước là một vị vua được cha truyền con nối. Bộ máy Tư pháp, Hành pháp và Lập pháp độc lập.


Chính trị Thái Lan trước và sau năm 1932

 
Từ năm 1932 trở về trước, Vương quốc Xiêm La không có cơ quan lập pháp, mà tất quyền lập pháp đều nằm ở quốc vương. Đến ngày 24/6/1932, Đảng Nhân dân Khana Ratsadon đã thực hiện một cuộc cách mạng chính trị, làm cho 150 năm cai trị tuyệt đối của Quốc vương kết thúc. 
 
Sau cuộc cải cách chính trị của chế độ quân chủ tuyệt đối, đất nước Thái Lan ban hành 17 hiến pháp và điều lệ. Trong suốt thời gian đó, Chính phủ đã thay đổi từ chế độ độc tài quân sự sang hình thức bầu cử dân chủ. 

Tuy nhiên, Chính phủ vẫn thừa nhận một vị vua cha truyền con nối là người đứng đầu Nhà nước. Đức vua là nguyên thủ quốc gia cao nhất, là Tổng tư lệnh quân đội và là nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước.
 
Bhumibol Adulyadej - Đức vua trị vì Thái Lan lâu nhất lịch sử (1946 - 2016)
Bhumibol Adulyadej - Đức vua trị vì lâu nhất lịch sử Thái Lan (1946 - 2016)
 
Cuối năm 1932, “Dự thảo Hiến pháp” được Vua Prajadhipok thông qua, thành lập cơ quan lập pháp đầu tiên của Vương quốc này. Đến nay, vương quốc Thái Lan đã có 17 lần thay đổi hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
 
Trong đó, Hiến pháp năm 1997 là Hiến pháp Nhân dân đầu tiên thúc đẩy quyền con người nhiều nhất. Theo Hiến pháp này, các thành viên Hạ viện có nhiệm kỳ 4 năm, còn Thường nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm.
 
Hệ thống tư pháp bao gồm Tòa án Hoàng gia chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh Hoàng gia và các vấn đề chính trị.
 
Thaksin Shinawatra - Thủ tướng dân chủ đầu tiên của Thái Lan
Thaksin Shinawatra - Thủ tướng dân chủ đầu tiên ở Thái Lan

Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất trong lịch sử Thái Lan.Chính phủ được bầu ra do Thaksin Shinawatra làm thủ tướng, là chính phủ đầu tiên trong lịch sử đất nước này hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm.

Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi với lý do để giảm bớt tình trạng mua phiếu. 

Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006 lật đổ chính phủ Thaksin.
 

Chính trị Thái Lan sau đảo chính 2006 


Sau cuộc đảo chính, Hiến pháp 1997 bị hủy bỏ, giải tán Quốc hội và Tòa án; giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật. Cuối cùng, Tướng Surayud Chulanont - thành viên của Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Thái Lan, cựu Tổng Tư lệnh Lục quân  lên làm thủ tướng.
 
Surayud Chulanont - thủ tướng được đề cử sau đảo chính 2006
Surayud Chulanont - thủ tướng được đề cử sau đảo chính 2006

Sau đó, Hội đồng quân sự đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời, họ cũng chọn ra 250 đại biểu quốc hội, những người này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ Thủ tướng bất cứ lúc nào.

Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí nên đã bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người vào tháng 5 năm 2007.

Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. 
 
Yingluck Shinawatra - Nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan
Yingluck Shinawatra - Nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan

Chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Tuy nhiên, năm 2014, bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị trong nước.

Quốc hội Thái Lan vẫn hoạt động theo Hiến pháp năm 2007 với 2 cơ quan Thượng viện gồm 150 ghế và Hạ viện gồm 480 ghế. Trong khi, Chính phủ gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng.

Đến nay, tình hình chính trị ở Thái Lan vẫn đang diễn ra khá căng thẳng, chưa biết khi nào đến hồi kết. Dù vậy, du lịch Thái Lan vẫn luôn một trong những tour được du khách chọn lựa nhiều nhất.
Du Lịch Việt Nam
Tổng hợp