Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Tây Nguyên - Những sắc mầu văn hóa

Thứ năm, 30/08/2012, 08:58 GMT+7

Với chủ đề “Tây Nguyên – Những sắc màu văn hóa”, sự kiện “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên” tại Hà Nội lần thứ II năm 2012 khai mạc tối 28/8 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, số 2, Hoa Lư, Hà Nội.

test

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ksor Phước, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL ; Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội cùng lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và đông đảo nhân dân.

Khác với lần đầu tiên, tổ chức năm 2002, “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên” tại Hà Nội lần thứ II năm 2012 được tổ chức với quy mô lớn về Văn hóa - Con người - Sự kiện của vùng đất Tây Nguyên.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn khẳng định: “Tây Nguyên của sắc hoa Pơ Lang, của bóng cây Kơ nia, của những ngọn thác bạc đầu; của kho tàng sử thi, khan được già làng kể, truyền nối cho con cháu dưới ánh lửa bập bùng chưa bao giờ tắt; của những mái nhà Rông hùng dũng vươn lên trời xanh; của những con người sống chan hòa cùng thiên nhiên, nơi mẹ rừng, bến nước; của những vòng xoang, những nghi thức vòng đời, lễ thức hiến tế đặc sắc; quê hương của các anh hùng Nơ Trang Lơng, anh hùng Núp, nơi sản sinh, lưu giữ không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại…”.
tay nguyen

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm Khu trưng bày của tỉnh Gia Lai

 

Trong không khí tưng bừng với những âm thanh rộn rã của cồng chiêng Tây Nguyên, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong rằng: “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên” tại Hà Nội sẽ làm gần hơn về khoảng cách địa lý, thấu hiểu hơn tình cảm, nêm chặt những giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Tây Nguyên và Thủ đô Hà Nội, thêm một lần nữa, sắc màu văn hóa Tây Nguyên tỏa sáng và lung linh giữa Thủ đô Hà Nội…”

Sau phát biểu của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa” đã được mở đầu bằng màn hòa tấu cồng chiêng “Hội tụ”, tượng trưng cho tình đoàn kết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên do các nghệ nhân, đồng bào dân tộc đến từ tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng trình diễn.

Tiếp đó, con người Tây Nguyên, sức sống Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên lần lượt được thể hiện qua tiết mục diễn tấu cồng chiêng “Đón khách, mời rượu Knah Brông Tuê”, “Bến nước Buk Măm” của đoàn Đắk Lắk; hòa tấu nhạc cụ dân tộc Ba Na “Nỗi nhớ quê hương” của đoàn Gia Lai…

   tay nguyen b

Các chiến sĩ trẻ của Bộ tư lệnh Thủ đô tham quan một gian trưng bày



Đến với “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên”, công chúng Thủ đô và du khách còn có cái nhìn toàn cảnh về đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ qua trang phục truyền thống, trống da voi, cồng chiêng, công cụ lao động sản xuất, các loại nhạc cụ, các hiện vật liên quan đến nghi lễ đời người của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong không gian trưng bày “Tây Nguyên - bản sắc văn hóa truyền thống”, “Tây Nguyên hội nhập và phát triển”… Tại các không gian trưng bày, đồng bào các dân tộc đã mô phỏng lễ hội đâm trâu mừng lúa mới; kể sử thi hát khan; trình diễn cồng chiêng…

“Những ngày Văn hóa Tây Nguyên” sẽ kết thúc vào ngày 2/9.

Các hoạt động diễn ra tại “Những ngày Văn hóa Tây Nguyên” lần thứ II

* Triển lãm “Tranh, tượng về Tây Nguyên”, trưng bày các tác phẩm về Tây Nguyên của các nhà điêu khắc, họa sĩ nổi tiếng như: “Bác Hồ với Tây Nguyên” của họa sĩ Xu Man, “Lớp học văn hóa dân tộc” của họa sĩ Hà Xuân Phong, “Cha và hai con” của họa sĩ Hồ Uông…

* Triển lãm “Sử thi Tây Nguyên”: trưng bày hơn 100 tác phẩm của kho tàng sử thi Tây Nguyên của các dân tộc Ba Na, Ê Đê, Mơ Nông, Ra Glai, Xê Đăng… đã được sưu tầm, giữ gìn và đang được truyền dạy cho thế hệ trẻ Tây Nguyên.

* Triển lãm “Cổ vật Tây Nguyên” trưng bày 150 hiện vật cổ do Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam cung cấp như: nhạc cụ, đồ trang sức, trang phục… của người Tây Nguyên.

* Triển lãm tranh “Sắc màu Tây Nguyên” trưng bày hơn 30 tác phẩm tranh sơn mài như: “Lễ Pơ thi”, “Thiếu nữ Tây Nguyên”, “Miền nắng gió”, “Giã gạo”…

* Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tây Nguyên tự tình” với gần 100 tác phẩm về vùng đất và con người Tây Nguyên.

* Các bộ sưu tập cá nhân “Hiện vật Tây Nguyên” giới thiệu những công cụ lao động, săn bắt, nhạc cụ, đồ đựng, đồ đun nấu, trang sức, thổ cẩm… cùng các tác phẩm văn học - nghệ thuật về đề tài Tây Nguyên.

baodulich.net
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc