Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Một số lễ hội tiêu biểu của người xứ Quảng vào đầu xuân

Chủ nhật, 10/02/2019, 12:13 GMT+7
Quảng Nam với phố cổ Hội An, không còn là một cái tên xa lạ trong lòng người Việt Nam, tản bộ, đón gió, thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên yên bình, cuộc sống giản dị của người địa phương là một trong những trải nghiệm thú vị ở vùng đất này. Không những vậy, xứ Quảng còn níu chân du khách với những lễ hội mang đậm dấu ấn dân gian vào đầu mùa xuân, hãy cũng khám phá nhé.
 

Không ồn ào, không phức tạp những lễ hội đặc sắc của người xứ Quảng mang sắc thái riêng, thể hiện nét văn hoá đặc trưng của vùng đất này.
 

Về Quảng Nam mà xem lễ hội bà Thu Bồn
 

Lễ hội Bà Thu Bồn là một trong những lễ hội lớn nhất ở đất Quảng, được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch diễn ra tại làng Thu Bồn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham gia và chiêm bái.  Đây còn là lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của người dân sống ven sông Thu Bồn cũng là cơ hội để du khách biết đến vùng đất đầy năng và gió xứ Quảng.
 
Lễ hội tiêu biểu ở xứ Quảng
Lễ hội Bà Thu Bồn

Lễ hội bắt nguồn từ sự tích Bà Thu Bồn – một vị tướng của nhà Lê bị giặc đuổi giết đến làng Thu Bồn thì ngã ngựa do tóc bà quấn vào chân ngựa. Triều đại nhà Nguyễn đã sắc phong bà làm Bô Bô phu nhân. Người dân Quảng Nam cũng tôn thờ bà, coi bà là biểu tượng của mỹ sắc, khát vọng hoà bình nên đã lập đền thờ và lễ hội này diễn ra hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn vì bà đã che chở, ban phước cho người con nơi đây.
 
Lễ hội Bà Thu Bồn diễn ra hằng năm
Một trong những lễ hội lớn nhất ở xứ Quảng

Lễ hội Bà Thu Bồn được chia làm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ được cử hành một cách thành kính trang nghiêm các hoạt động rước nước thiêng trên sông Thu Bồn, rước “ngũ hành tiên nương” về lăng Bà để cúng tế. Đám rước có quy mô lớn lên đến 500 người trong trang phục áo dài khăn đóng chỉnh chu đi từ bãi cát bờ sông lên làng vào trước lăng Bà Thu Bồn. Trong khu vực lăng là nơi diễn ra các trò chơi dân gian như: hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp, cờ người, thi kéo co, nóng chuyền…mang đậm văn hoá của người Quảng Nam.
 
Những hoạt động diễn ra ở xứ Quảng
Lễ hội thu hút đông đảo du khách
 
Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào các trò chơi, chiêm ngưỡng mà còn đắm mình trong không gian nôn nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh. 
 

Nô nức lễ hội rước cộ Bà Chợ Được
 

Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được là lễ hội lớn đầu xuân, được tổ chức định kỳ vào mùng 10 đến 11 tháng giêng âm lịch hằng năm trên địa bàn thôn Phước Ấm, xã Bình Triều huyện Thăng Bình. Dù trải qua hàng trăm năm, lễ hội vẫn mang đậm giá trị văn hoá truyền thống và hoang sơ thu hút đông đảo du khách.
 
Nô nức lễ hội bà Được
  Nô nức lễ hội Bà Chợ Được
 
Lễ hội ra đời từ truyền thuyết về một người tên gái Nguyễn Của, khi Bà sinh ra đã có vẻ đẹp tuyệt trần; đẹp nết – đẹp người được nhiều người yêu mến, quý trọng. Một người phụ nữ chuẩn mực, công đức – ngôn hạnh. Khi mất, Bà hiển linh hoá thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, làm nghề đổi nước, bán trầu, bốc thuốc chữa bệnh và kêu gọi người dân lập chợ. Chợ thành lập không lâu nhưng dân tứ phương đổ xô đến đông đúc, người dân buôn may bán đắt và từ đó tên chợ Được ra đời. Chính vì vậy mà dân làng nơi đây lập đền thờ Bà để nhớ ơn bà. 
Nghi lễ bà Chợ Đươcj
  Nghi lễ Bà Chợ Được

Hằng năm đúng ngày dân làng Phước Ấm tổ chức lễ cúng và rước sắc phong; văn nghệ, thể thao truyền thống là những hoạt động không thể thiếu.
 
Điểm nổi bật trong lễ nội này thu hút đông đảo người xem đó là lễ rước cộ vào tối 11 tháng Giêng với 6 cộ diễu hành. Đi đầu là cộ rước sắc phong tiếp đến là cộ rước sắc Bà và lần lượt 4 cộ đại diện 4 xóm làng. 
 
Đông đảo bà con rước phong Bà Chợ Được
Người dân rước Bà Chờ Được

Dù là lễ hội mang tính địa phương nhưng vẫn gìn giữ nguyên vẹn giá trị văn hoá truyền thống trong và điều đáng quý nhằm biến biến lễ hội thật sự là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân để mỗi ai về với lễ rước cộ Bà lòng cũng nhẹ nhàng phấn khởi. Đó không chỉ là ngưỡng vọng của người đân nơi đây đối với công đức của Bà mà qua thông qua lễ hội sẽ xiết chặt tính cộng đồng xóm làng thêm.
 

Lễ hội Cầu Bông
 

Diễn ra ngày mùng 7 Tết Nguyên Đán tại làng rau Trà Quế - Hội An, lễ hội Cầu Bông là một trong những lễ hội truyền thống ở xứ Quảng được tổ chức vào đầu mùa xuân.
 
Đến Hội An vào những ngày đầu xuân không khí lễ hội vui tươi rộn ràng lan toả cả thành phố cổ. Nào là lễ giỗ tổ nghề mộc, Tết Nguyên Tiêu, lễ hội làng gốm Thanh Hà,…Trong đó, lễ hội Cầu Bông thu hút hàng triệu du khách tham gia…mang đậm văn hoá dân gian truyền thống.
Lễ hội chợ Bà Được
Lễ hội Cầu Bông - một trong lễ hội truyền thống ở Quảng Nam

Theo quan niệm của người xứ Quảng, lễ hội Cầu Bông là dịp để mọi người dân trong làng tỏ lòng biết ơn của mình đối với ông bà đã có công khai phá nên làng rau Trà Quế 500 tuổi và nổi tiếng tứ phương. Bên cạnh đó, người nông dân trong làng cũng coi đây là dịp để cầu mưa thuận gió hoà để làng rau có một năm mới bội thu.
 
Các bậc cao niên trong làng mặc trang phục truyền thống là áo dài khăn đóng được cử làm người đại diện cúng tế, Với đoàn nghin thần là hai hàng cờ, tiếp theo là trống chiêng, đồ gia lễ.
 
nghi lễ cầu bông
Thực phẩm cúng trong lễ hội Cầu Bông
 
Trên bàn thờ cúng tế là những sản phẩm của làng như hoa quả, các loại rau; những mâm xôi gấc đỏ được trang trí bằng những cây hoa làng rau, những món ăn ngon đặc trưng của xứ Quảng; những con gà trống ngậm những bông hoa tươi tắn, hoa quả…
 
Những bài văn tế có hội dung tôn vinh đức tổ tiên đã khai phá nên mãnh đất màu mỡ cho bà con làm ăn, từ đó có cuộc sống no ấm, đủ đầy.
 
Những hoạt động diễn ra ở lễ hội Cầu Bông
  Những hoạt động diễn ra ở lễ hội Cầu Bông
 
Sau lễ hội cúng tế là phần thi cây rau é – loại rau đặc trưng của làng rau Trà Quế, người dân cùng du khách cùng hoà mình trong không khí sôi động và vui vẻ.
 
Du lịch Quảng Nam vào những ngày đầu năm mới, du khách không chỉ tham gia vào những lễ hội đặc sắc có một không hai ở Việt nam mà còn thưởng thức ẩm thực đặc trưng đất Quảng như cháo lương, mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo...
Minh Phường
Theo Báo Du Lịch