Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Những quốc gia đón Tết âm làm gì vào đầu năm mới?

Thứ tư, 06/02/2019, 08:59 GMT+7
Đón Tết âm lịch là một trong những điểm đặc trưng, nổi bật của nhiều nước châu Á. Mặc dù có nền văn hóa, phong tục tương đồng nhau nhưng mỗi một đất nước khác nhau lại có những nét riêng khó trộn lẫn.
test
 
Đầu năm mới, các nước sẽ có những phong tục, những câu chuyện khác nhau. Đó là những gì họ mong muốn và hi vọng cho một năm mới đến. Dưới đây là một số điều mà các nước đón Tết âm lịch thường làm vào đầu năm mới.
 

Trung Quốc
 

Người Trung Quốc thường dọn dẹp nhà cửa vào ngày 28/12 Âm lịch. Đây là hoạt động không thể thiếu trong công tác chuẩn bị đón Tết ở khắp mọi nơi. Ở Trung Quốc, hầu hết mọi người chọn ngày 28/12 âm lịch làm “ngày dọn dẹp”, đây là truyền thống từ xa xưa được thế hệ sau lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Trong suốt 3 ngày Tết, người Trung Quốc cũng hạn chế quét nhà vì lo sợ sẽ quét đi những may mắn trong nhà đi. 
 
Người Trung Quốc có thói quen dọn nhà từ 28 Tết
 
Người Trung Quốc thường cọn những câu đối được viết bằng chữ thư pháp để treo trong nhà. Đó là những chữ thư pháp được viết trên nền giấy đỏ, màu đỏ đặc trưng cho năm mới, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với gia đình mình trong suốt cả năm. Ngoài ra, người Trung Quốc có phong tục treo chữ Phúc ngược trước cửa nhà. Đây là điều kì lạ nhưng rất thú vị, bắt nguồn từ một điển tích từ thời vua Chu Nguyên Chương. 
 
Người Trung Quốc thường treo chữ Phúc ngược trước cửa nhà
 
Cũng giống như ở Việt Nam, người Trung Quốc cũng rất chú trọng vào bữa cơm ngày Tết. Tuy nhiên, các món ăn của người Trung Quốc lại có những điểm riêng. Họ thường ăn món cá, sủi cảo, chả giò, bánh tố, chè trôi nước, mì trường thọ,… Mỗi món ăn đều có những ý nghĩa nhất định, thể hiện mong ước của họ trong năm mới. Cá – trong tiếng Trung Quốc được phát âm gần giống với từ dư, thừa, nên món ăn này mang ý nghĩa sẽ mang đến thật nhiều tài phước, tài lộc. Sủi cao là món ăn truyền thống lâu đời gắn liền với truyền thống lâu đời của người Trung Quốc. Vào dịp này, bánh bao sẽ không nặn theo hình trong như thông thường mà được làm thành sủi cảo với hình dạng tương tự như nén vàng, nén bạc ngày xưa, thể hiện sự giàu có, nhiều tiền, nhiều bạc,…
 
Sủi cảo là một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết

 

Hàn Quốc
 

Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Họ gọi đây là Seollai – ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. 
 
Các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để thực hiện các nghi lễ năm mới
 
Nghi lễ đầu tiên gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon. 
 
Ẩm thực ngày Tết cũng là một trong những điều tạo nên điểm đặc biệt trong văn hóa Tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Mâm cỗ cúng của người Hàn Quốc rất phức tạp, có đến hơn 20 món trên mâm cỗ đó. Trong mâm cơm đó nhất thiết phải có món ttok-kok – một loại phở nước được chế biến từ gà hay bò và món canh bánh gạo. 
 
Các món ăn truyền thống trong dịp Tết của người Hàn Quốc


Triều Tiên
 

Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu hai phong tục là “đuổi quỷ” và “đốt tóc”. Để đuổi quỷ, người Triều Tiên làm một hình nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mùng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỷ, nghênh đón điều tốt lành. 
 
Hai phong tục không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên là "đuổi quỷ" và "đốt tóc"
 
Tục “đốt tóc” thường được làm vào buổi chiều Mùng 1 Tết. Người Triều Tiên sẽ mang toàn bộ tóc rụng thu nhặt được trong suốt một năm ra đốt sạch với hi vọng năm mới sẽ gặp nhiều bình an, xua đuổi dịch bệnh. 
 
Ở Triều Tiên, người ta quan niệm rằng nếu người xông đất nhà là một phụ nữ thì nhà đó sẽ dông cả năm. Do đó, sáng Mùng 1 Tết, các cánh đàn ông Triều Tiên phải đi tới các nhà hàng xóm để chúc mừng nhau, trong khi phụ nữ không được phép tham gia vào tục lệ này. 
 
Sáng Mùng 1 Tết thì chỉ có đàn ông đi chúc Tết


Mông Cổ
 

Một trong hai dịp lễ lớn nhất ở Mông Cổ chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng Trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. 
 
Tết âm lịch ở Triều Tiên còn được gọi là Tết Tháng trắng
 
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới sạch sẽ. Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…
 
Vào thời khắc Giao thừ, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra một chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp bốn hướng. Chén trà thứ hai dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên trong gia đình. 
 
Vào thời khắc giao thừa, người Mông Cổ thực hiện nghi lễ uống trà đầu năm
 
Vào ngày mùng 1 Tết, người trẻ trong nhà có nhiệm vụ kính rượu các bậc trưởng lão. Khi đó người mời rượu phải quỳ để bày tỏ lòng thành kính.
 
Mỗi một vùng đất khác nhau, với quan niệm khác nhau về Tết, người ta lại có những suy nghĩ, những tục lễ riêng. Điều đó tạo nên bản sắc riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. 
Nguyễn Hằng
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc