Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Nặng lòng nghệ thuật ca trù đất Việt

Thứ bảy, 19/01/2013, 10:13 GMT+7

Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của người Việt đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (do UNESCO trao tặng) cần bảo vệ khẩn cấp (từ năm 2009).

test

>Đón Tết Việt nơi bên kia địa cầu
>Tinh xảo nghệ thuật điêu khắc Đình Phù Lão

 

Nặng lòng ca trù - tinh hoa văn hóa Việt
Một buổi biễu diễn của CLB Ca trù Hà Nội

Sau khi ca trù được UNESCO công nhận là di sản thế giới, công chúng Việt Nam và du khách quốc tế biết đến ca trù nhiều hơn do hoạt động nhiệt thành của các câu lạc bộ, các nghệ nhân tâm huyết từ khắp mọi nơi.

 

Tại Hà Nội, Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Hà Nội được thành lập ngày 28/4/1991 và ra mắt khán giả tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), do NSƯT Lê Thị Bạch Vân (từng là học trò của NSND Quách Thị Hồ, các nghệ nhân Chu Văn Đức, Nguyễn Kim Đức, Chu Văn Phúc) sáng lập CLB và các đào nương, kép đàn có tiếng thuộc nhiều thế hệ dẫn dắt ngày càng phát triển.

 

Ngày 9/6/2011, CLB ca trù Hà Nội khai trương điểm diễn ca trù tại đình Kim Ngân (số 42-44 phố Hàng Bạc, Hà Nội) với chương trình “Ca trù, tinh hoa âm nhạc Việt”, biểu diễn định kỳ phục vụ khách trong nước và quốc tế vào 20 giờ thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hằng tuần. Vé bán tại cửa với giá 180.000đ/người Việt Nam, khách nước ngoài 10 USD và có giảm giá đặc biệt cho sinh viên.

 

Các bài hát bằng tiếng Việt nhưng lời dẫn phiên dịch tiếng Anh trong suốt buổi diễn. Vào giờ nghỉ, khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử ca trù, các nhạc cụ sử dụng trong biểu diễn ca trù cũng như có cơ hội được chơi thử các nhạc cụ, chụp ảnh kỷ niệm với các nghệ nhân.



CLB đã thường xuyêntổ chức biểu diễn cũng như duy trì các hoạt động bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù để lưu giữ văn hóa Việt Nam như mở các lớp dạy ca trù và đưa ca trù vào hoạt động tín ngưỡng ở các đình, đền thờ thành hoàng làng ở khắp Hà Nội, các vùng quê đồng bằng Bắc và Trung bộ.

 

Việc nhân rộng mô hình như thế này sẽ giúp cho khán, thính giả có điều kiện tiếp cận hơn nữa với loại hình nghệ thuật này, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Năm 2012, thạc sĩ Lê Thị Bạch Vân, Giám đốc CLB đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho những cống hiến của bà đã đưa ca trù quay trở lại với đời sống nghệ thuật Việt Nam sau một thời gian dài gần như biến mất.

 

Nặng lòng ca trù - tinh hoa văn hóa Việt
NSUT Bạch Vân

Nghệ nhân dân gian Ngô Trọng Bình (sinh năm 1928), chủ nhiệm CLB Ca trù Thành Hạc, Thanh Hóa, dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn thường xuyên tham gia biểu diễn ở Thanh Hóa và Hà Nội. Nghệ nhân cho biết: CLB Ca trù Thành Hạc của ông đã tham dự Liên hoan Ca trù toàn quốc và đạt 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 1 giải múa tiêu biểu. Ông theo nghề từ năm 13 tuổi theo truyền thống gia đình. Nghệ nhân Ngô Trọng Bình đã đạt nhiều giải thưởng cao trong các Liên hoan ca trù, đặc biệt ông đạt giải Nhất với danh hiệu kép đàn ca trù trong Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Nội tháng 10/2011.

 

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân đàn đáy lão làng Vũ Văn Hồng như quên đi cái tuổi 93 của mình; người nghệ nhân già luôn đau đáu lo cho tương lai của ca trù bởi theo ông, những người tận hiểu ca trù không còn bao nhiêu và đều đã ở tuổi “cây cao bóng cả”. Bao tâm huyết với nghề, các nghệ nhân Nguyễn Thị Sinh (90 tuổi), Đỗ Thị Huệ (94 tuổi)… đang tận tâm truyền nghề cho các thế hệ học sinh của mình.

 

Các nghệ nhân luôn cố gắng để có thể giữ gìn và phát triển được loại hình nghệ thuật độc đáo. Ca nương Ngọc Hân (32 tuổi) cũng có chung nỗi niềm với các nghệ nhân lão thành, chị cảm thấy vô cùng được hạnh phúc khi được biểu diễn ca trù, đây là niềm đam mê đối với chị. Chị tâm sự có một mong muốn là việc Nhà nước quan tâm hơn nữa tới môn nghệ thuật đặc biệt này, sớm có một sân khấu chính quy để các nghệ sĩ biểu diễn bởi vì CLB vẫn phải đi thuê địa điểm. Theo chị các cơ quan chức năng nên quan tâm đầu tư làm sao để các nghệ sĩ yên tâm sống hết mình với nghề.

NSƯT Lê Thị Bạch Vân bộc bạch, ngoài việc làm sao cho các ca nương, kép đàn có thể sống được bằng nghề, chị còn mong ước ca trù có thể phát triển như… thuở xưa. Bảo tồn và phát huy những giá trị của ca trù, theo chị để làm được việc này, nếu chỉ có lòng nhiệt tình và đam mê của các CLB, các nghệ nhân thì chưa đủ, cần được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Bao Du Lich
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc