Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
Tajikistan

Mê mẩn trước con đường tơ lụa đẹp tựa truyền thuyết

Thứ sáu, 26/07/2019, 08:40 GMT+7
Hàng ngàn năm trước đây, Con đường tơ lụa đã tấp nập những đoàn caravan lạc đà mang những hàng hóa quý hiếm nhất từ Đông sang Tây, vượt qua sa mạc bao la của Gobi và Khả Khả Tây Lý, xuyên qua những ngọn đèo cao nhất của Pamir và Thiên Sơn.
Ngày nay, Con đường tơ lụa chỉ còn là truyền thuyết. Nhưng đâu đó trên những cao nguyên cỏ xanh rì, dưới chân những ngọn núi tuyết, giữa những hoang mạc mênh mông, bóng người ngựa rong ruổi trong ánh chiều hoàng hôn vẫn mãi còn đó... Con đường Tơ lụa đi qua rất nhiều lãnh thổ, không biết bao giờ có thể đi hết được, còn rất nhiều chân trời mới đang vẫy gọi.
 
Trên bản đồ thế giới, Kyrgyzstan tiếp giáp với Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Trung Quốc, đất nước này không giáp biển mà nằm dọc theo Con đường Tơ lụa cổ đại - nay đã thành “truyền thuyết”. 
 

Cao nguyên Thiên Sơn, Kyrgyzstan với độ cao >3000m. Kyrgyzstan là một quốc gia Trung Á nhỏ từng nằm trên Con đường Tơ Lụa mà còn ít người biết tới. Với diện tích đất nước bằng ⅗ nước Việt Nam khi 94% lãnh thổ là đồi núi, tại Kyrgyzstan chỉ có 6 triệu người sinh sống với đại đa số là người Kyrgyz. Có thể gọi Kyrgyzstan là đất nước của cao nguyên vì nơi đây là ngôi nhà của hàng trăm đỉnh núi cao hơn 4000m và nhiều đỉnh núi tên tuổi có độ cao hơn 7000m. 
 
 

 
Người dân ở đây hay đùa với du khách: “Nếu bạn chưa từng thử cưỡi ngựa ở Kyrgyzstan thì coi như bạn chưa từng biết đất nước chúng tôi!”. Ngựa là con vật không thể thiếu trong văn hoá và đời sống của người dân bản xứ: ngựa được dùng như phương tiện đi lại, thịt ngựa là thành phần của món mì beshbarmak mà ai tới đây cũng phải nếm thử, sữa ngựa lên men Kumis bổ dưỡng là đồ uống truyền thống của người Kyrgyz. Những cô bé, cậu bé vài tuổi đời đã có thể cưỡi và điều khiển ngựa một cách thuần thục. Hầu hết những trò chơi dân gian, những bộ môn thể thao truyền thống của người Kyrgyz đều là những hoạt động có sử dụng ngựa.
 

Petr, người bạn Czech, bên hồ cao nguyên nằm ở giáp biên giới Tajikistan, Kyrgyzstan
 
Cao nguyên Thiên Sơn, Kyrgyzstan
 
Với diện tích đất nước bằng ⅗ nước Việt Nam khi 94% lãnh thổ là đồi núi, tại Kyrgyzstan chỉ có 6 triệu người sinh sống với đại đa số là người Kyrgyz. Có thể gọi Kyrgyzstan là đất nước của cao nguyên vì nơi đây là ngôi nhà của hàng trăm đỉnh núi cao hơn 4000m và nhiều đỉnh núi tên tuổi có độ cao hơn 7000m.
 
 Một khu nghĩa trang cổ kính tại Kyrgyzstan
 
Thường khi đi các nơi mọi người sẽ không chụp ảnh nghĩa trang hoặc không để ý. Nhưng với mình Kyrgyzstan là một nơi có những khu nghĩa trang đẹp đúng nghĩa nhất. Mỗi khu được xây giống như một thành phố thu nhỏ và thường được đặt ở những vị trí rất đẹp, vừa trang trọng, uy nghi lại vừa hài hoà với thiên nhiên và cảnh quan. Mọi vật liệu được sử dụng để xây những lăng mộ cũng rất gần gũi với thiên nhiên. 
 
 
Ngôi mộ xưa dọc đường đi tại Kyrgyzstan.
 

Mỗi năm vào mùa hè từ tháng 5 tới tháng 10, nhiều hộ gia đình Kyrgyz di chuyển lên ở trên vùng cao gần những nguồn nước và những cánh đồng cỏ để có thể chăn thả gia súc. 
 
Những căn lều tròn màu trắng được người dân dựng lên để trú ngụ trong thời gian di cư này. Tuy trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, người Kyrgyz vẫn duy trì lối sống bán du mục qua nhiều thế kỷ cho tới tận bây giờ.
 
Đâu đó trên những nẻo đường chạy xuyên dãy Pamir, Tajikistan
 
Chào buổi sáng, Tajikistan
 







Một buổi chiều ở khu 'phố cổ' tại Kashgar, Tân Cương
 
Kashgar từng là một trong những điểm giao thoa trọng yếu trên Con đường Tơ lụa: hướng phía Tây là thung lũng Ferghana (Uzbekistan hiện tại), hướng phía Nam là Kashmir và hướng phía Bắc là Urumchi (TQ). Kashgar hiện tại với phần đông khách du lịch có lẽ là một nơi khá đẹp. Nhưng mình cảm giác khá buồn ở đây, có lẽ vì vậy ảnh nhìn cũng buồn buồn. 
 
Những di tích cổ đã mai một gần hết và đa phần đã bị đập đi xây mới với rất nhiều lớp make-up khá xịn, kết hợp những style không liên quan. Chắc đôi năm nữa sẽ không còn dấu vết gì của một trong những trung tâm của Con đường tơ lụa cổ xưa nữa.
 
Kim Chi
Ảnh: Quỳnh Anh