Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Làng cổ Đường Lâm - Vẻ đẹp tiềm ẩn giữa thủ đô tấp nập

Thứ tư, 07/08/2019, 21:11 GMT+7
Giữa một Hà Nội ồn ào phố thị, vẫn thấp thoáng những ngôi làng cổ hiền hòa đến nao lòng với những con ngõ nhỏ quanh co, những bức tường đá ong trầm mặc một màu hoàng thổ. Làng cổ Đường Lâm- Ngôi làng có lịch sử hàng trăm năm vẫn lưu giữ những nét son còn lại của một thời xưa cũ.

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?


Làng cổ Đường Lâm nằm ở huyện Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội chưa đến 50 km. Địa giới hành chính của làng gồm 5 thôn thuộc xã Đường Lâm là : Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh và Cam Lâm. Đây là một trong số hiếm hoi những ngôi làng còn giữ được những nét đặc trưng của một làng quê thuần Việt. Với rất nhiều kiến trúc nhà cổ, đình làng, gắn liền với cuộc sống của người nông dân hàng bao thế kỷ nay. 
 
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Cách di chuyển đến làng cổ Đường Lâm?
 

Làng cổ Đường Lâm cách thủ đô Hà Nội không quá xa nên du khách tham gia du lịch Hà Nội muốn đến khám phá nét đẹp làng cổ Đường Lâm có rất nhiều phương tiện di chuyển để lựa chọn.
 
Thường thì ô tô và xe máy sẽ được nhiều du khách và người dân thủ đô lựa chọn nhất. Đơn giản vì đây là 2 phương tiện rất tiện lợi để di chuyển những quãng đường ngắn. Hoặc từ Hà Nội, du khách đi xe hướng về đại lộ Thăng Long, đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải vào đường số 21, tiếp tục di chuyển theo đường này du khách sẽ gặp ngã tư giao với đường 32 thuộc thị xã Sơn Tây.
 
Cổng làng Đường Lâm
Cổng làng Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm có gì hấp dẫn?
 

Nơi đây còn lưu giữ những di tích lịch sử văn hóa có giá trị trải qua hàng nghìn năm: Đền Phùng Hưng, đền Ngô Quyền tới đền thờ bà chúa Mía, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh... Bên cạnh đó là những ngôi nhà cổ với đường nét kiến trúc từ thế kỷ XVII - XVIII cùng phong tục tập quán tín ngưỡng, lễ hội được gìn giữ bất biến qua nhiều đời. Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình… cùng với những ngôi nhà cổ.
 
Đền Phùng Hưng ở Đường Lâm được xây dựng khá quy mô với nhiều hình chạm tinh xảo
Đền Phùng Hưng ở Đường Lâm được xây dựng khá quy mô với nhiều hình chạm tinh xảo

Điểm nhấn khi đến tham quan làng cổ Đường Lâm chính là những ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 300 năm. Những ngôi nhà này mang lối kiến trúc cổ đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ với nhiều chi tiết được làm bằng gỗ quý. Những nét chạm trổ tinh hoa có từ thời hậu Lê. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Các thế hệ chủ nhân của những ngôi nhà này vẫn ra sức bảo tồn. Như một lời nhắc nhở con cháu mai sau phải luôn nhớ về tổ tiên, ông bà. Một số ngôi nhà cổ nổi tiếng ở Làng cổ Đường Lâm.
 
Ngôi nhà cổ trên 300 tuổi
Ngôi nhà cổ trên 300 tuổi

Đặc biệt nhất ở Đường Lâm phải kể đến là làng Mông Phụ, nơi có chiếc cổng cổ xưa nhất vẫn được gìn giữ tới bây giờ. 
 
Cổng làng Mông Phụ là một công trình trong quần thể di tích của Đường Lâm, được kết hợp hài hòa với đường làng, cây đa, giếng nước, ao đình, lũy tre xanh và cánh đồng lúa mênh mông. Bao quát quanh cổng là một không gian rộng và thoáng. Một bên cổng làng là cây đa, tương truyền đã hơn 400 năm tuổi và xa xa là hàng dừa xanh mướt, tựa như các cô gái làng đang nhẹ nhàng thả dáng.
 
Cổng làng Mông Thụ với bề dày lịch sử
Cổng làng Mông Thụ với bề dày lịch sử

Tiếp đến một cái tên không thể không nhắc đến đó là Đình làng Mông Phụ. Có thể nói đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến trúc Việt. Theo nhiều nghiên cứu, đình được xây dựng vào giai đoạn Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn. Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Ban thờ lớn được trang trí bằng tượng rồng, hổ phù...
 
Đình làng Mông Thụ là tinh hóa của kiến trúc Việt
Đình làng Mông Thụ là tinh hóa của kiến trúc Việt

Rồng là hình tượng chính, thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa của dân làng. Đến đình Mông Phụ, du khách cũng dễ tìm thấy những tác phẩm điêu khắc rồng tinh xảo.
 
Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Những ngôi nhà ở đây được xây dựng từ rất lâu. Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.
 
Nhà cổ truyền thống ở Đường Lâm là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong
Nhà cổ truyền thống ở Đường Lâm là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong

Không chỉ có thế, làng cổ Đường Lâm còn nổi tiếng với nghề làm tương từ thời xưa, nên nhà nào cũng có một vài vại tương phơi ngoài sân. Tương ở đây ăn rất ngon, nổi tiếng không kém gì tương bần Hưng Yên hay tương Cự Đà ở Thanh Oai,…Tương được dùng làm nước chấm cho rau muống luộc, thịt trâu, thịt bò, dùng để kho cá. Ngoài ra còn có cả món cà dầm tương, củ cải ngâm tương,…đều rất tuyệt vời.
 
Nghề làm tương ở làng cổ Đường Lâm
Nghề làm tương ở làng cổ Đường Lâm

Ăn gì khi đi du lịch Làng cổ Đường Lâm?
 

Du lịch Đường Lâm, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp những nhà làm chè lam. Ở đây, chè Lam được bán khắp mọi nơi, là món đặc sản dân giã mà khi tới bất kì đâu bạn cũng có thể thưởng thức. Ngoài ra còn có các loại đặc sản đậm chất Hà Nội như: kẹo lạc, kẹo vừng, bánh gai hay bánh tẻ nổi tiếng. Mùi vị rất thơm và đặc trưng.
 
Chè lam món ăn đặc sản dân giã
Chè lam món ăn đặc sản dân giã

Được ví như "cổ trấn bị lãng quên", làng cổ Đường Lâm là chốn dừng chân thanh bình, yên ả mà bạn không thể bỏ lỡ mùa hè này. Một chuyến du lịch Hà Nội, đặt chân đến làng cổ Đường Lâm để có thể cảm nhận được hết những sắc màu thời gian ẩn chứa nhiều điều bí ẩn ở đây nhé!
 
Hồng Ánh
Theo Báo Thể Thao Việt Nam