Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc

Thứ sáu, 18/01/2019, 10:14 GMT+7
Nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao Tây Bắc hiện nay vẫn còn lưu giữ được những phong tục đón Tết hết sức lý thú, khiến một số người khi nghe đến lần đầu không khỏi ngạc nhiên…
test


1. Tục “cướp giọng gà” của người Pu Péo 

 

Pu Péo là một dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng cao của tỉnh Hà Giang. Đây là một trong những dân tộc thiểu số còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng trong đó độc đáo nhất là tục “cướp giọng gà”.
 
Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc
Người Pu Péo ở Hà Giang 
 
Tục “cướp giọng gà” là phong tục ngày Tết được người Pu Péo tiến hành vào lúc rạng sáng ngày đầu tiên của năm mới. Người Pu Péo sẽ thức dậy sớm, canh chừng gà trống, khi con gà trống trong chuồng nhà bắt đầu vỗ cánh, người Pu Péo sẽ ném pháo vào chuồng khiến lũ gà giật mình nhảy loạn xạ trong chuồng và thi nhau gáy. Cũng đúng lúc đó, người dân sẽ hát vang trời. 
 
Người Pu Péo quan niệm rằng tiếng gà có thể đánh thức được ông mặt trời, đó là âm thanh thiêng liêng và có sức mạnh, vì vậy nếu hát vang át tiếng được tiếng gà thì năm mới sẽ có sức khỏe dồi dào,  gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
 

2. Tục “ăn trộm lấy may” của người Lô Lô 
 

Nếu như người Kinh trong đêm giao thừa thường đến chùa chiền thắp hương xin lộc về cho gia đình thì người Lô Lô trong đêm giao thừa đi chơi rồi “ăn trộm lấy may”.
 
Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc
Người Lô Lô tục “ăn trộm lấy may” độc đáo trong dịp Tết

Xem thêm:
Tour du lịch Sapa giá rẻ


“Ăn trộm lấy may” là phong tục đón Tết được người Lô Lô đời truyền đời, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia lưu giữ. Người Lô Lô cho rằng trong đêm giao thừa nếu ai mang về cho gia đình mình một chút gì đó thì năm mới gia đình sẽ gặp được nhiều tốt lành, làm ăn phát đạt.
 
Người Lô Lô thường lấy trộm củ tỏi, củ hành, thanh củi nhỏ, cây rau mang tính tượng trưng. Vì là “đi trộm lấy may” nên không được công khai mà phải lén lút để khi trộm chủ nhà không bắt được. Và đương nhiêu là phong tục lại là đêm giao thừa nên nếu chủ nhà chẳng may bắt được thì cũng không sao.
 

3. Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường
 

Nhiều gia đình người Mường ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có tục gọi trâu về ăn Tết bởi tin rằng đây là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày sản xuất lương thực trong suốt một năm.
 
Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc
Các cô gái dân tộc Mường trong ngày Tết
 
Để gọi trâu về ăn Tết, trước Tết người Mường thường chuẩn bị một cái mõ treo trong nhà, tối giao thừa người Mường mang mõ đốt đuốc đi gọi vía trâu. Những đứa trẻ Mường có trọng trách cao cả này. Sau khi dạo quanh ngõ vài vòng, chúng sẽ dừng lại giả vờ đếm “1, 2, 3, 4…” rồi bảo “Trâu nhà tôi đủ rồi”. 
 
Ngoài trả công trâu bằng tục gọi trâu về ăn Tết, người Mường cũng trả công cho các vật dụng sản xuất bằng cách treo cày, bừa, đòn gánh trong nhà để bày tỏ sự biết ơn của gia chủ.
 

4. Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn
 

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn được thực hiện vào đêm 30 Tết một cách vô cùng bí mật.  Mọi gia đình người Pà Thẻn đều đóng kín cửa, bí mật nấu một nồi cháo để gia đình cùng ăn, sau đó chủ nhà lấy bát nước trên ban thờ xuống cọ rửa, lau chùi, làm lễ xin nước mới.
 
Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc
Các cô gái Pà Thẻn trong trang phục truyền thống
 
Bát nước được đặt trên ban thờ, đậy kín nắp, vào cuối tháng 6 gia chủ mới được mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát.
 
Theo tín ngưỡng của người Pà Thẻn, nếu phong tục đón Tết này bị người khác biết thì trong năm mới gia đình sẽ làm ăn vất vả, con cái ốm đau. Nếu bát nước thờ vơi ít thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình mạnh khỏe, thuận lợi sản xuất.
 

5. Tục xem bói gan lợn thiến
 

“Xem bói gan lợn thiến” là phong tục độc đáo của người Hà Nhì. Người Hà Nhì, bất cứ gia đình nào cũng đều thịt lợn trong ngày Tết để làm phẩm vật dâng lễ cúng tổ tiên.
 
Kỳ lạ 5 phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc
Mỗi gia đình người Hà Nhì đều thịt lợn vào dịp Tết
 
Con lợn được thịt phải là lợn đực và được thiến từ khi còn nhỏ và được các gia đình tự nuôi. Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng, người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn để đoán xem năm mới vận hạn ra sao. Nếu lá gan lành lặn, màu tươi thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ hòa thuận, vui vẻ. 
 
Mỗi dân tộc trên đất nước Việt đều có Tết nhưng mỗi dân tộc lại có một phong tục đón Tết riêng, độc đáo, là niềm tự hào, là ký ức tươi đẹp của mỗi người. Tất cả tạo nên một nền văn hóa đậm bản sắc Việt Nam.
Quỳnh Thanh
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc