Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/luhanhviet/domains/dulichvietnam.com.vn/public_html/modules/news/includes/class-widget.php on line 0
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết

Thứ hai, 04/02/2019, 12:22 GMT+7
Người Việt Nam luôn coi trọng mâm cúng ngày Tết. Nên chẳng có gì lạ khi mâm cúng Tết bao giờ cũng đủ đầy những thứ ngon lành, thanh sạch và tinh túy nhất; dâng lên ông bà tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Cùng khám phá xem mâm cơm cúng ba miền có điều gì đặc biệt nhé.
test

Mâm cơm cúng miền Bắc


Mâm cơm vùng đồng bằng
 

Người miền Bắc nổi tiếng về sự nề nếp như thế nào thì mâm cúng Tết thể hiện đúng truyền thống của người miền Bắc như thế đó.
 
Mâm cúng Tết
Mâm cúng thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Tràng An xưa
 
Chúng ta nghe nhắc nhiều về nguyên tắc Tứ Trụ trong ẩm thực kinh kì, và có kha khá ý kiến cho rằng nguyên tắc này nói về số lượng món ăn trên mâm cúng. Nhưng kì thực từ thuở xa xưa con số này đã không hề có sự đồng nhất: gia đình bình thường thì 4 bát 6 đĩa; gia đình trung lưu khá giả thì 6 bát 8 đĩa, 6 bát 12 đĩa hoặc hơn.
 
Vậy thì Tứ Trụ phải chăng là 4 món ăn chính luôn xuất hiện trong mâm cơm cúng Tết miền Bắc là Giò – Nem – Ninh - Mọc?
 
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Giò thủ lợn vừa ngon vừa đẹp
 
Chắc không ai là không biết tới khoanh giò lụa ngon nổi tiếng của người Bắc. Nhưng vào ngày Tết người ta lại làm giò từ thủ lợn xắt nhỏ và mộc nhĩ. Món này còn có tên gọi là giò hoa, gần giống như thịt đông, ăn kèm với đồ muối. Đây chính là món ăn đầu xuất hiện trong câu đối câu đối “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. 
 
Nem thì có nem Phùng, nem chua, nem chạo.
 
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Chân giò ninh măng bổ dưỡng
 
Món ninh thường là xương, củ tươi, nấm và măng khô.
 
Món mọc thì quá quen thuộc rồi. Những viên mọc viên mọc nhỏ cho vào bát bún phở nay được làm cầu kì cho vào bát canh nấm nóng hổi.
 
Trong mâm cúng còn có một đĩa xôi gấc đỏ đóng khuôn hoa bày trí bên cạnh chiếc bánh chưng xanh mướt mát. Thể hiện mong ước một năm mới may mắn và đủ đầy.
 

Mâm cúng của bà con vùng cao
 

Người dân tộc hầu như sử dụng một nguyên liệu chính cho mọi món ăn trên mâm cúng. 
 
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Món cá suối nướng của người dân tộc Thái
 
Mâm cúng của Người dân tộc Thái có: xôi, rượu, cặp bánh chưng đen - trắng và 3 món cá (cá nướng, cá gác bếp, mốc cá). Cá gác bếp là loại cá khô, người Thái trữ lâu ngày để làm thực phẩm vào mùa mưa rét. Còn cá nướng và mốc cá thì làm từ những con cá tươi, mà các chị em phụ nữ trong gia đình rủ nhau ra suối bắt từ sáng sớm. 
 
Bà con dân tộc Mường thì rủ nhau làm một con lợn bản ăn Tết. Phần thịt và lòng ngon luộc lên, cắt miếng vừa ăn rồi xếp gọn gàng lên một chiếc mẹt nhỏ lót lá chuối đặt vào ngay giữa mâm cúng. Bên cạnh còn có một bát miến xào măng và một bát canh đu đủ. Xung quanh là nhiều bát cơm nếp đơm đầy đặt lên trên từng chiếc bánh chưng xếp cân đối theo hình tròn. 
 
Các món ăn tuy mộc mạc đơn sơ, nhưng người dân bày biện đẹp mắt và tỉ mỉ. Phía trước mâm cúng người Mường còn đặt một mẹt xôi đơm sẵn để “Các cụ ăn hết thì xới tiếp”. Rất tình cảm và chân thật.
 

Mâm cơm cúng miền Trung
 

Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Gà luộc trong mâm cúng miền Trung

Mâm cúng miền Trung không thể thiếu món gà luộc và xôi đậu. Tuy không có nguyên tắc gì đặc biệt nhưng mâm cơm có đủ loại món ăn, hài hòa về hương sắc:  món xào (đậu xào lòng gà, thịt bò xào ớt ngọt hoặc su hào và cà rốt cắt nhỏ xào thịt…); món kho (thịt kho, cá kho hoặc đậu kho…); món canh (canh xương hầm rau củ; canh gà nấu nước dừa…).
 
Mỗi món bày lên một chiếc đĩa nhỏ và sắp lên mâm cùng bát đũa. Đặc biệt mâm cơm cúng Tết của nhiều gia đình miền Trung không có những đồ ăn dạng sợi như miến và không dùng tỏi khi chế biến. Những điều kiêng kị này đều do truyền thống gia đình lâu đời mà thành. 
 

Mâm cơm cúng miền Nam
 

Mâm cơm cúng miền Nam cũng thể hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây: hào sảng và rất yêu đời. 
 
Mâm cúng Tết
Mâm cúng miền Nam
 
Người miền Nam thường gói bánh Tét thay vì bánh chưng, với rất nhiều loại nhân: nhân ngọt, nhân mặn, nhân chay…
 
Mâm cúng miền Nam cũng không có nhiều quy tắc đặc biệt, tùy gia cảnh mà sửa soạn mâm cúng. Nhưng mâm cúng mà thiếu đi một trong những món ăn truyền thống này thì dư vị Tết giảm đi ít nhiều.
 
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Qua cơn bĩ cực - tới hồi thái lai
 
Một bát canh khổ qua ẩn dụ cho mong ước may mắn cho năm mới, qua đi hết những điều muộn phiền, khổ hạnh.
 
Một đĩa bánh tráng cuốn tôm, thịt, lạp xưởng và các loại rau. Vừa đẹp mắt, vừa gói gọn đầy đủ các loại thức ăn thường ngày mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an khang thịnh vượng.
 
Một đĩa thịt kho hột vịt lại là món ăn dân dã nhưng thể hiện rõ nhất nguyên lý âm dương khi hầm nhừ những món ăn giàu năng lượng.
 
Đi dọc miền đất nước khám phá mâm cúng ngày Tết
Tôm khô củ kiệu suất đặc biệt!
 
Miền Bắc có hành muối thì miền Nam lại có củ kiệu. Kiệu muối xổi giòn khúm, vị hơi chua ngọt đi kèm tôm khô thực sự là một món ăn đầy tính sáng tạo của người dân Miền Nam.
 
Người ta nói rằng, ẩm thực phản ánh tính cách con người rất rõ rệt. Nồi canh của một người điềm tĩnh bao giờ cũng chóng nguội hơn nồi canh của một người nấu ăn nóng nảy. Thế nên mâm cúng ngày Tết dù có đầy cao lương mỹ vị hay chỉ là những món đơn sơ đạm bạc thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng hướng về tổ tiên của con cháu trong gia đình.
Ngọc Thủy
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc