Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ

Thứ tư, 22/05/2013, 15:34 GMT+7
(Dulichvietnam) Đến Cần Thơ bạn sẽ không thể bỏ qua những nét văn hóa đặc sắc nơi đây, trong đó có nhiều di tích và thắng cảnh chùa chiền, làng nghề cùng với ẩm thực đặc trưng rất tuyệt vời của miền sông nước.
test

1. Với những ai yêu thích khám phá những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử với nét kiến trúc đặc biệt thì Di tích Khám Lớn Cần Thơ là một điểm dừng chân lý thú.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Khám lớn Cần Thơ.
 
Khám lớn Cần Thơ đã tồn tại hàng trăm năm, là bằng chứng tội ác của thực dân và đế quốc. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng lên để giam cầm những người yêu nước và tù thường phạm lúc bấy giờ. Và đến thời đế quốc Mỹ, Khám Lớn lại là nhà tù chính của thành phố khi đó.

Đến bây giờ, Khám Lớn là di tích lịch sử cấp quốc gia và là điểm tham quan du lịch phổ biến ở Cần Thơ. Khám Lớn nằm ở quận Ninh Kiều.

2. Điểm dừng chân tiếp theo là Chợ cổ Cần Thơ. Là một kiến trúc nằm trong tổng thể kiến trúc của Bến Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ được xây dựng cùng thời gian với 2 ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Đến nay Chợ cổ đã hơn trăm tuổi.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Chợ cổ về đêm.
 
Chợ cổ ngày nay là nơi bán các mặt hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống, tặng phẩm, đồ lưu niệm.

3. Nhà cổ Bình Thủy được xây vào năm 1870, theo kiến trúc kiểu Pháp, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống Nam Bộ. Đây là tài sản riêng của gia đình họ Dương, nhưng với giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, nhà cổ Bình Thủy đã trở thành tài sản quốc gia vô giá của thành phố và quốc gia.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Nhà cổ Bình Thủy.
 
4. Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) có diện tích 4000m2 lớn nhất ở Cần Thơ. Đình được xây dựng từ năm 1844 với lối kiến trúc đa dạng. Nhìn từ ngoài vào ngôi chùa giống như chùa Ông Bổn của người Hoa nhưng trước mặt lại giống kiểu nhà Pháp. Nhiều họa tiết trang trí bên trong vẫn giữ nguyên được sắc thái và tinh thần của các dân tộc Việt. Trong đó những bức chạm trổ, hoành phi, liễn là phần đẹp nhất của ngôi Đình. Ngôi đình thờ cúng tất cả các anh hùng dân tộc nổi tiếng của Việt Nam.

Đình Bình Thủy nằm dưới chân cầu Bình Thủy, đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy.

5. Chùa Long Quang Cổ Tự là một trong những ngôi chùa cổ từ thời Vua Minh Mạng năm 1825. Kiến trúc chùa giống như nhiều ngôi chùa khác ở Cần Thơ. Tuy nhiên bên trong chùa có hệ thống tượng Phật bằng gỗ được chạm trổ rất công phu, mang tính riêng và độc đáo.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Chùa nằm trong khu vực Bình Nhựt B, quận Bình Thủy.

Tham quan làng nghề ở Cần Thơ


1. Một trong những làng hoa lâu đời nhất ở Cần Thơ là làng hoa Thới Nhựt, có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết. Đến nay đã có hàng trăm hộ trồng hoa trong làng với nhiều giống hoa mới được nhập khẩu vào Việt Nam.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Làng hoa nằm ở quận Ninh Kiều, phường An Bình.

2. Làng nghề đan lưới Thơm Rơm là nơi sản xuất những nông cụ phục vụ cho công việc đánh bắt cá mùa nước nổi của người dân. Mùa đan lưới bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch hàng năm.

Làng nằm kề cầu “Thơm Rơm” trên quốc lộ 91 nên người Miệt sông Hậu quen gọi là “Làng đan lưới Thơm Rơm”. Hầu hết người dân trong làng đều là người gốc Huế, lập nghiệp ở đây đã gần 30 năm. 
 
Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Làng nằm ở quận Thốt Nốt, phường Thuận Hưng.

3. Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng ở Cần Thơ, đã có thâm niên 50 năm hoạt động. Ban đầu chỉ có vài hộ dân làm bánh Tết, sau đó, bánh ngon nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh dịu (bánh mặn), bánh xốp (bánh lạt), bánh nem và bánh dừa. Tới đây, du khách còn sẽ được thức các loại bánh đặc trưng của vùng miền, và còn được tận mắt chứng kiến quy trình làm bánh.

4. Làng đan lọp Thới Long chuyên làm lọp, một phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ĐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm. Làng nghề có trên 300 hộ dân hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Công việc đan lọp Thới Long phải thực hiện rất tỉ mỉ kĩ lưỡng, nên mỗi sản phẩm đều rất tinh tế. Du khách đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến công việc thủ công này của người dân nơi đây.
 
5. Làng làm lò đất Bà Rui. Khi bạn đi theo kênh Dì Tho, hết đoạn làng đan lọp thì tới làng làm lò đất Bà Rui. Lò đất là công cụ dùng để nấu ăn ở vùng nông thôn và sử dụng củi khô để đun nấu. Lò được làm từ đất sét lấy ở sông Cái, trộn đất với trấu được làm hoàn toàn bằng tay.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Làng làm lò đất Bà Rui nằm ở phường Thới Long, quận Ô Môn.

Lễ hội ở Cần Thơ
 
Ở Cần Thơ có nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó nổi bật và khác biệt nhất là lễ hội chùa Ông và lễ hội Chol Chnam Thmay.

Lễ hội chùa Ông được tổ chức vào ngày rằm hàng tháng, chùa Ông đều có lễ cúng thần thánh; tuy nhiên ngày lễ lớn nhất trong năm là mồng 7/7 âm lịch gọi là lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất.

Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Chùa Ông tọa lạc ở phường Tân An, quận Ninh Kiều.
 
Ngoài ra còn có các ngày vía theo ngày âm lịch. Trong các lễ hội này, bà con người Hoa và cả nhân dân trong vùng tụ họp rất đông để tỏ lòng thành kính với các vị tổ tiên thần thánh, cầu mong cuộc sống yên lành, sung túc, và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc dân tộc Hoa.
 
Còn lễ hội Chol Chnam Thmay của người dân Khmer tại Cần Thơ còn được gọi là ngày Tết năm mới hay Lễ chịu tuổi. Đây là một lễ hội truyền thống ở đây, là thời điểm người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động trong suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón năm mới.

Cần Thơ – Miền đất nhiều đặc sản

Về đến Cần Thơ bạn sẽ bị cuốn hút ngay với những món đặc sản nơi đây từ cây trái cho đến những món ăn của vùng.

 Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Trái cây Cần Thơ phải kể đến đầu tiên là cam mật Phong Điền với vị ngọt thanh, có vỏ mỏng và mọng nước. Đây là đặc sản của miệt vườn Phong Điền.

Quả dâu Hạ Châu là đặc sản mà người ở huyện Phong Điền cũng rất đỗi tự hào. Đây là thứ quả chỉ được trồng duy nhất ở Cần Thơ, không đâu có được. Quả có vị ngọt thanh, thơm và bên ngoài trông giống như trái bòn bon.

Sầu riêng là loại quả phổ biến ở Cần Thơ với 2 loại: Sầu riêng cơm vàng, hạt lép và sầu riêng khổ qua xanh. Ai có thể ăn được loại quả có mùi thơm đậm đặc này có lẽ sẽ “chết mê chết mệt” với sầu riêng Cần Thơ.

 Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Nem đòn Cái Răng.
 
Về ẩm thực ở Cần Thơ thì có rất nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng, khó có thể tìm thấy ở đâu khác. Trong đó một số món ngon đặc sắc phải kể đến là Nem đòn Cái Răng, Bánh tét lá cẩm, Bánh xèo Cần Thơ, Nem nướng Cần Thơ, Lẩu bần Phù sa, Lẩu mắm dạ lý, Vịt nấu chao Cần Thơ,…

Cùng với các loại bún Cần Thơ: búm mắm, bún bò Huế, bún nước Lèo Sóc Trăng, bún gỏi già, bún cà ri, bún cá Châu Đốc, các loại bún chay…

 Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Gỏi xoài khô cá lóc
 
Các món món gỏi: gỏi xoài khô cá lóc, gỏi cóc khô cá lóc, gói ngó sen tôm thịt, gỏi bồn bồn tôm thịt, gỏi rau câu…

Món nướng: nướng ốc tiêu, cá lóc nướng trui, cá kèo nướng muối ớt, chuột quat lu, bò nướng lá lốt.

Và rất nhiều món lẩu khác nhau mà chỉ có đến Cần Thơ bạn mới biết và được thưởng thức.

Mộc Lan
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc