Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được "khoác áo mới" nhờ công nghệ hơi nóng

Thứ năm, 25/04/2019, 14:16 GMT+7
Nhờ áp dụng công nghệ hơi nước nóng (steam cleaning), công trình lịch sử của Đại Nội Huế đã được làm sạch lớp rêu, mốc cũ kĩ, loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học trên bề mặt để trả lại vẻ đẹp và màu sắc như gần 200 năm trước. 
test
Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế (HMCC) và Karcher - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch, đã phối hợp thực hiện dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế - chương trình nằm trong chuỗi chương trình tài trợ văn hóa của Tập đoàn Karcher (Đức). 
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Di tích lịch sử Cổng Ngọ Môn thuộc Đại nội Huế tồn tại đã 186 năm 

Tọa lạc tại Huế - nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nhiều mưa là một trong những nguyên nhân khiến bề mặt công trình Cổng Ngọ Môn phát triển những loại tảo, rêu, nấm, vi khuẩn hay bén rễ các loại cây cao qua các mối nối và vết nứt tại cổng thành. Để làm sạch công trình lịch sử này, loại bỏ những hiện tượng ô nhiễm sinh học trên bề mặt mà vẫn giữ nguyên được nét nguyên sơ và vẻ đẹp cổ kính, các chuyên gia đã sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) hiện đại. 
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Những mảng rêu phong, nấm mốc làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của công trình lịch sử 
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Và diện mạo của Cổng Ngọ Môn trong quá trình được làm sạch bằng công nghệ tiên tiến của Đức 

Cụ thể, Karcher Việt Nam và đội ngũ chuyên gia làm sạch giàu kinh nghiệm đến từ Đức hợp tác cùng HMCC tiến hành sử dụng các máy phun rửa áp lực cao. Những đầu phun đặc biệt tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar với nhiệt độ tối đa 100 độc C lên bề mặt đá vôi, làm sạch hiệu quả các vết bẩn, rêu mốc lâu ngày mà vẫn nhẹ nhàng, không làm tổn hại bề mặt gạch. 
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Chuyến gia - Quản lý dự án lám sạch bảo tồn toàn cầu của tập đoàn Karcher tự tay làm sạch từng chi tiết của khu Đại nội Huế

Điều này cũng đồng thời sẽ giúp thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại trở nên chậm hơn trong tương lai. Công nghệ tiên tiến này đã từng được áp dụng tại tượng Chúa Cứu Thế tại Rio De Janeiro, Brazil, Núi Rushmore – Khu tưởng niệm quốc gia, Mỹ, Hàng cột trên Quảng trường St Peter-Thành phố Vatican, cầu Nihonbashi, Nhật Bản,…
 
Người phụ trách chính trong dự án tại Việt Nam lần này là ông Thorsten Marco Möwes - Quản lý dự án làm sạch bảo tồn toàn cầu của tập đoàn Karcher, đã có kinh nghiệm trong việc bảo tồn hơn 140 công trình lịch sử tại 5 châu lục. Từng công đoạn làm sạch đều được ông cùng các chuyên gia giám sát và kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo tiến độ làm sạch tối ưu mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Những vòi phun tạo ra hơi nước nóng sẽ làm sạch các loại tảo, rêu, vi khuẩn,...mà không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp nguyên sơ của các bức tường 

Trong thời gian thực hiện 15 ngày, sự khác biệt rõ ràng trước và sau khi sử dụng công nghệ steam cleasing có thể nhìn thấy rõ rệt. Màu gạch tinh khôi, màu sắc sinh động của các họa tiết trang trí dần thay thế những bức tường thành Đại Nội đầy rêu phong, các họa tiết phức tạp cũng được chăm chút kỹ lưỡng. 
 
Di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Hoàng Cung Huế đang hoàn tất những công đoạn làm sạch cuối cùng, khoác lên mình “bộ áo mới mà cũ” nổi bật hơn. Dự án làm sạch cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế góp phần tôn tạo cảnh quan và không gian di sản trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, góp phần tạo điểm nhấn thu hút khách tham quan.
 
Cổng Ngọ Môn của Đại nội Huế
Diện mạo mới của Cổng Ngọ Môn sau quá trình làm sạch đang được dần hoàn thiện 

Cổng Ngọ Môn được xây dựng tại Kinh thành Huế vào năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng thứ 14 được làm bằng gạch và đá vôi. Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế qua 186 năm tồn tại. 
Ngọc Quỳnh
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc