Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Bộ tộc thổ dân Châu Phi và những truyền thống độc lạ

Thứ tư, 24/07/2019, 22:07 GMT+7
Chuyện lạ về những hủ tục rùng rợn và đáng sợ gây ám ảnh kinh hoàng khiến chúng ta không thể tin rằng chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Thế nhưng nó hiện hữu ở một số nơi trên thế giới này đó. Dưới đây là một số hủ tục kinh dị vô cùng tàn ác và thiếu khoa học của một số bộ tộc ở Châu Phi.
test

Bộ tộc Wodaabe
 

Đối với những người đàn ông của bộ tộc Wodaabe, làm đẹp là điều ai cũng ưu tiên hàng đầu. Họ luôn kiêu ngạo và tự tin rằng mình là những người đàn ông đẹp nhất hành tinh. Người Wodaabe mỗi năm đều tổ chức những cuộc thi sắc để chọn ra người đẹp nhất. Tuy nhiên, thí sinh luôn là nam giới và giám khảo là phụ nữ.
 
Người Wodaabe mỗi năm đều tổ chức những cuộc thi sắc để chọn ra người đẹp nhất
Người Wodaabe mỗi năm đều tổ chức những cuộc thi sắc để chọn ra người đẹp nhất

Để chuẩn bị cho cuộc thi, người đàn ông của bộ tộc sẽ mặc trang phục truyền thống bằng vải nhiều màu sắc hoặc bằng da, đính cườm và đeo nhiều trang sức. Họ dành ra 6 tiếng để trang điểm, dùng đất sét màu trắng, đỏ hoặc vàng tô lên mặt và kẻ viền mắt màu đen đậm để làm nổi bật tròng trắng của mắt, tô son môi màu sẫm để khoe hàm răng trắng. Đôi mắt to tròn, răng trắng sáng, dáng người cao ráo là một trong những tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp nên họ sẽ trợn to mắt và cười tươi và đội mũ lông chim để nhấn mạnh những chi tiết này, nhằm gây ấn tượng với giám khảo. Và phần thưởng cho những người chiến thắng là kết hôn với phụ nữ đã chọn mình.
 
Phần thưởng cho những người chiến thắng là kết hôn với phụ nữ đã chọn mình
Phần thưởng cho những người chiến thắng là kết hôn với phụ nữ đã chọn mình

Bộ tộc Mursi, Ethiopia
 

Mursi là một trong hai tộc của người Surma sống dọc sông Omo, miền tây nam Ethiopia. Truyền thống lồng đĩa vào môi dưới là một nét văn hóa đặc trưng ở nơi này.
 
Để đánh dấu sự thay đổi từ một cô gái thành một người phụ nữ ở tuổi 13, những cô gái Mursi bắt đầu đeo đĩa môi. Đầu tiên, họ rạch ra môt phần ở môi dưới và đeo vào đó một chốt bằng gỗ. Trong vài tuần sau đó, vết thương sẽ lành lại và cái chốt được thay bằng một cái to hơn. Quá trình kéo rộng này cứ tiếp tục với những cái chốt lớn dần lên.
 
Những cô gái Mursi bắt đầu đeo đĩa môi từ năm 13 tuổi
Những cô gái Mursi bắt đầu đeo đĩa môi từ năm 13 tuổi

Khi cái lỗ ở môi dưới đã đủ rộng, cô gái sẽ phải đeo chiếc đĩa gỗ hay đất sét đầu tiên, có đường kính khoảng 4cm. Trong vòng 1 năm, nhiều chiếc đĩa to dần sẽ được thay thế vào và người phụ nữ được quyền quyết định họ muốn đeo đĩa rộng đến đâu. Chiếc đĩa cuối cùng có thể có đường kính từ 8 đến 20cm và một số người phụ nữ thậm chí phải đập bớt răng dưới để lấy chỗ cho những chiếc đĩa.
 
Chiếc đĩa cuối cùng có thể có đường kính từ 8 đến 20cm
Chiếc đĩa cuối cùng có thể có đường kính từ 8 đến 20cm

Bộ tộc Himba, Namibia
 

Đây là bộ lạc sinh sống ở khu vực phía bắc Namibia, gần như tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Nhìn diện mạo và lối sinh hoạt của người Himba, bạn có thể hình dung ra phần nào về xã hội nguyên thủy thời xa xưa.
 
Bộ tộc người Himba
Bộ tộc người Himba

Giống như người hiện đại, các cô gái Himba cũng rất thích làm đẹp, nhưng là theo một cách riêng biệt mà hiếm ai đủ can đảm học theo. Họ thường bôi lên người và tóc một thứ hỗn hợp từ bùn đỏ và mỡ dê, đôi khi là cả phân bò. Sau khi bôi, mái tóc sẽ “vào nếp” và được định hình nhanh chóng. Độ bền không kém cạnh các loại keo vuốt tóc của thế giới hiện đại.
 
Họ thường bôi lên người và tóc một thứ hỗn hợp từ bùn đỏ và mỡ dê, đôi khi là cả phân bò
Họ thường bôi lên người và tóc một thứ hỗn hợp từ bùn đỏ và mỡ dê, đôi khi là cả phân bò

Bên cạnh kiểu làm đẹp theo “không giống ai”, phụ nữ Himba còn có một thói quen rất kỳ lạ đó là họ không bao giờ tắm mà chỉ làm sạch cơ thể bằng nhựa cây và cây thơm.
 

Bộ tộc Xhosa, Nam Phi
 

Lễ trưởng thành rất thiêng liêng, tuy nhiên ở bộ tộc Xhosa Nam Phi thì đây lại là một nghi lễ vô cùng đáng sợ. Ở đó, các nam thanh niên sẽ cảm nhận được sự tột cùng của đau đớn, đó là hình thức cắt bao quy đầu truyền thống - một phong tục gây nên cái chết cho nhiều chàng trai.
 
Bộ tộc Xhosa Nam Phi thì đây lại là một nghi lễ vô cùng đáng sợ
Bộ tộc Xhosa Nam Phi thì đây lại là một nghi lễ vô cùng đáng sợ

Ý nghĩa tục lệ này bắt nguồn từ quan niệm những chàng trai chưa cắt bao quy đầu thì chỉ được coi là cậu bé - không tự lo cho bản thân mình, không được cưới vợ ra ở riêng và không được tham gia các nghi thức khác của bộ tộc. Nam thanh niên trong bộ tộc chỉ có quyền làm những việc đó sau khi tham dự “lễ trưởng thành” và  cắt bao quy đầu. Độ tuổi mà các chàng trai của bộ tộc sẽ phải trải qua nghi lễ đặc biệt này là khoảng 16 - 18 tuổi.
 
Thông thường trong mỗi lễ trưởng thành, 8 người sẽ tập trung thành một tổ, cùng cắt bao quy đầu chung một lượt và sống cùng nhau trong chiếc khung lều được dựng trước đó suốt 3 tuần lễ. Khi bắt đầu nghi lễ, người chịu trách nhiệm cắt bao quy đầu của bộ tộc sẽ dùng một cây giáo và bắt đầu cắt cho từng người tham gia. Việc cắt bỏ này hoàn toàn được làm bằng tay, không có thuốc gây tê, thuốc sát trùng hay bất kỳ biện pháp phòng tránh nào cả.
 

Bộ tộc Bodi, Ethiopia
 

Người Bodi sinh sống ở vùng thung lũng hẻo lánh của Ethiopia. Theo nghi lễ truyền thống, trong vòng 6 tháng, đàn ông trong bộ tộc ganh đua để sở hữu thân hình to béo nhất bằng cách uống sữa và máu bò tươi hàng ngày. 
 
Người đàn ông của bộ tộc Bodi uống sữa và máu bò để có thân hình to béo
Người đàn ông của bộ tộc Bodi uống sữa và máu bò để có thân hình to béo

Phụ nữ Bodi dùng nồi hoặc ống tre đưa máu và sữa bò tươi đến lều của những người đàn ông vào mỗi sáng sớm. Dù không có giải thưởng cụ thể, cuộc thi hứa hẹn đem lại vinh quang và cơ hội sở hữu một thân hình béo tốt, hấp dẫn trong mắt những người phụ nữ.
 
Người phụ nữ Bodi dùng ống tre đưa máu và sữa bò đến lều cho người đàn ông uống mỗi ngày
Người phụ nữ Bodi dùng ống tre đưa máu và sữa bò đến lều cho người đàn ông uống mỗi ngày

Có thể khi đọc qua nhiều người sẽ cảm thấy rùng mình khiếp sợ với những hủ tục đó nhưng vì được xem là truyền thống nên nhiều bộ tộc này vẫn còn tồn tại và lưu giữ đến tận hôm nay.
Hồng Ánh
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc