Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập

Thứ sáu, 15/03/2019, 09:42 GMT+7
Những con người ra đi không thể gì tái tạo
Những vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ
Tôi cứ muốn kêu lên, kêu to lên điều ấy
Trước đời người đều đặn tựa thoi đưa.
test
 
Dòng đời vẫn mãi chảy trôi cuốn theo mọi thứ vào nơi bất tận xa xôi mà dẫu có cố gắng đến mấy rồi cũng dần bị quên lãng. Giữa dòng chảy hiện đại, sự xuất hiện của công nghệ, sự phát triển của âm nhạc, của phim ảnh cứ thế cuốn theo những gánh Tuồng xưa cũ dù cố gắng níu giữ đến mấy cũng đang đứng trước thời kỳ mạt vận.
 
 Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập
Nghề hát Tuồng
 
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại kịch hát cổ truyền ở Việt Nam. Theo nhiều học giả, Tuồng xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt Nam, song trong quá trình phát triển, Tuồng đã tiếp nhận nhiều trình thức biểu diễn và hóa trang của Hí Kịch Trung Quốc.
 
Lối diễn xuất của Tuồng nặng tính ước lệ và hình thức, tức là loại sân khấu ước lệ, cách biểu diễn khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Nhất là vào thời trước khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần, làm tăng cường độ các động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần sân khấu đều nhìn thấy.
 
 Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập
 Sân khấu Tuồng

Ðể trở thành một diễn viên tuồng thực thụ là vô cùng khó khăn. Diễn kịch, hát chèo, hát dân ca thì người ngoài có thể tập diễn và hát đôi câu, nhưng với tuồng thì không thể làm được nếu không được đào tạo cơ bản.
 
Nghệ thuật tuồng đòi hỏi người nghệ sĩ luôn phải học, phải yêu nghề, phải khổ công rèn luyện. Ðể thực hiện động tác tuồng cần phải huy động toàn bộ cơ thể, từ ngón tay, khuỷu tay, gân tay cho tới cơ bắp, cơ thể phải dẻo. Nếu không rèn luyện được hơi khỏe sẽ không hát được tuồng, thể hiện được khí chất của từng nhân vật. Ðã vậy, khi đã thành nghệ sĩ rồi thì con đường làm nghề lại càng vô cùng nhọc nhằn, vất vả nhưng mức thù lao lại khá bọt bèo. Cùng với nỗi lo nghệ thuật tuồng truyền thống mai một theo thời gian là sự khan hiếm nguồn lực diễn viên trẻ tài năng và có tâm huyết. Thời đại âm nhạc và phim ảnh cứ thế phát triển, sân khấu Tuồng đang dần thoi thóp nhường chỗ cho những chương trình giải trí khác ra đời.
 
 Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập
Diễn viên Tuồng

Câu ca xưa từng nói đến sức hút của tuồng rất mạnh mẽ: "Tháng ba ngày tám nằm suông/Nghe giục trống tuồng cố lết đi xem", nhưng giờ đây, điều đó đã lùi vào quá khứ. Vài chục năm trước, khán giả sẵn sàng bỏ tiền mua vé để được khóc cười cùng những vai diễn trên sân khấu tuồng, náo nức trong tiếng trống, tiếng kèn réo rắt, thì bây giờ, nhiều buổi diễn mở cửa tự do, hay phát giấy mời, thì vẫn ít, thậm chí là không có khán giả đến xem.
 
Nghệ thuật tuồng đang chết dần, đang dần mất đi trong đời sống văn hóa nghệ thuật giải trí hôm nay, dù nhiều nghệ nhân đã cố gắng giữ gìn và phát huy nó nhưng giữa thời hội nhập này nghề hát Tuồng thực sự đang dần mai một.
 
 Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập
Nghề hát Tuồng đang dần mai một
 
Khi màn nhung sân khấu sắp sửa khép lại cũng là lúc các anh kép, chị đào "thoát thân" nhân vật trong vở tuồng, gột rửa lớp phấn son dày cộm để trở về với con người thật rất đỗi bình thường. Họ luôn day dứt và trăn trở làm sao để giữ được lửa Tuồng, giữ được truyền thống văn hóa cha ông đã mất cả cuộc đời gây dựng.
 
Người nghệ sĩ cũng như các học sinh theo bộ môn tuồng đang gặp biết bao những gian truân vất vả để giữ nghề tổ và để minh chứng sức sống bền vững của một bộ môn nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng xã hội phát triển, gánh nặng mưu sinh cứ thế làm những gánh tuồng ngày nao cũng dần mai một.
 
 Bâng khuâng nghề hát Tuồng giữa thời hội nhập
Có những người nghệ sỹ luôn trăn trở với nghề

Từng được xem là 'quốc kịch' nhưng cùng với xu thế phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đương đại, Tuồng  đã và đang dần mai một khi nhiều khán giả không mặn mà, người trẻ quay lưng. Rồi nghề Tuồng sẽ đi đâu về đâu khi giữa thời hội nhập có một bộ môn truyền thống đang dần mạt vận.
Đặng Phương
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc