Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/luhanhviet/domains/dulichvietnam.com.vn/public_html/modules/news/includes/class-widget.php on line 0
Ký ức của người Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Ký ức của người Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam

Thứ ba, 24/05/2016, 16:25 GMT+7
'Khác với những gì tôi nghĩ, người Sài Gòn vô cùng thân thiện. Họ chào đón tôi với nụ cười rạng rỡ', Tamar Lowell là một trong những khách Mỹ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1994 nhớ lại.
test

Tamar nhớ về Việt Nam với hình ảnh người nông dân có nụ cười tươi tắn, đầu đội chiếc nón rơm chăm sóc đồng lúa chín. Với cô, đó cũng là cái tên gợi lên mùi sả, mùi gừng, lá bạc hà hay những gia vị đặc trưng không thể thiếu trong bữa ăn người Việt, về một thời kỳ kiên cường đấu tranh bảo tồn những truyền thống bén rễ trong từng thế hệ người dân.

Nữ du khách thừa nhận, chính vì những ấn tượng tốt đẹp đó mà cô có một niềm đam mê bất tận với dải đất hình chữ S này.  Lớn lên, cô tìm đọc mọi tài liệu, theo dõi Việt Nam qua mỗi thước phim hay trong từng bài báo. Khi Tổng thống Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vào tháng 2/1994 thì ngay tháng 7 năm đó, cô trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau chiến tranh.

Ký ức của người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Việt Nam
Người phụ nữ bán hàng rong trong một khu chợ của Hà Nội.

Tamar vẫn nhớ như in cảm giác hưng phấn khi lần đầu tiên đặt chân tới Sài Gòn. Thành phố giống hệt như trong tưởng tượng của cô. "Tôi có mái tóc màu đỏ bắt mắt nên hấp dẫn sự chú ý của mọi người trên phố. Đầu tiên, hầu hết đều cho rằng tôi là người Pháp, nhưng khi một người đàn ông hỏi tôi bằng tiếng Anh, tôi đã giật mình và lẩm bẩm "…merica" và thực sự lo lắng về điều đó". Tamar nhớ lại.

"Khác với những gì tôi nghĩ, người Sài Gòn vô cùng thân thiện. Họ chào đón tôi với nụ cười rạng rỡ. Tôi không hiểu sao người Việt Nam có thể thoát ra khỏi cái bóng quá khứ, nhất là khi họ đã phải chịu quá nhiều đau thương trong chiến tranh". Trong suốt quãng thời gian ở Việt Nam, Tamar chưa bao giờ bị kỳ thị vì cô là người Mỹ. Trái lại, cô được đối xử ân cần và nồng nhiệt. Ban đầu, cô chỉ định ở Việt Nam 2 tuần, nhưng sau đó kỳ nghỉ kéo dài thành 1 tháng. "Cuộc đời tôi thay đổi từ giây phút đó. Tôi bắt đầu công việc đầu tiên trong ngành du lịch và tự hứa nhất định một ngày sẽ quay trở lại Việt Nam để quảng bá đất nước này".

Ký ức của người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Việt Nam
Tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Hiện Tamar là Giám đốc điều hành của Trip Access, công ty du lịch sở hữu tour khám phá ẩm thực Việt Nam, từ Sài Gòn đến Hà Nội với hai điểm dừng chân là Huế và Hội An. Mục đích chính của tour là đem đến cho du khách trải nghiệm về một nên văn hóa đa dạng, phong phú nhưng không kém phần phức tạp. Cô cũng là một cái tên nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch uy tín thế giới.

"Đến giờ tôi không thể tin là ngành du lịch Việt Nam đã phát triển đến thế. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất là dù phát triển rất nhanh trong 20 năm qua, các bạn vẫn không đánh mất đi linh hồn và văn hóa truyền thống vốn có. Tôi vẫn còn có thể nhìn thấy những căn nhà cổ, phụ nữ vận tà áo dài truyền thống tôn lên nét thanh lịch và người dân địa phương cởi mở, ấm áp".
Theo Vnexpress
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc