Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa ở Sơn La

Thứ hai, 20/05/2013, 09:45 GMT+7
Hiện nay, ở Sơn La có 47 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó, 12 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh, với các loại hình: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học.

test

Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa ở Sơn La

Các đơn vị, địa phương được giao quản lý các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã làm tốt công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, đáp ứng nhu cầu tham quan học tập, nghiên cứu; nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cho mỗi người dân.

Số lượng khách tham quan tại các điểm di tích ngày một tăng; nhiều di tích đã có nguồn thu từ lệ phí tham quan để đầu tư trở lại cho công tác trùng tu, tôn tạo như: Di tích lịch sử Nhà ngục Sơn La, Văn bia Quế lâm ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông; thắng cảnh hang Dơi, hệ thống hang động bản Ôn, hang Chi Đảy, hang Nhả Nhung, Ta Búng...

Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa ở Sơn La
Nhà ngục Sơn La

Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã tham mưu cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh kết hợp với các nguồn lực đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử như: Văn bia Quế Lâm Ngự chế - Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Nhà tù Sơn La (Thành phố); Bia lưu niệm Trung đoàn 83, di tích nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, công nhân Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu); bia Căm thù bản Mạt (Mai Sơn)…
 
Bên cạnh đó, những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã nghiên cứu, sưu tầm hơn 21.000 tư liệu hiện vật thuộc các bộ sưu tập hiện vật như: Khảo cổ học, dân tộc học, hiện vật kháng chiến thời kỳ chống Pháp, Mỹ và thời kỳ đổi mới; đặc biệt bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với hơn 1.000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian...

Xây dựng 4 phòng trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng và di tích lịch sử Nhà tù Sơn La với trên 1.000 tư liệu hiện vật thuộc các chuyên đề: Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La; Thời kỳ tiền - sơ sử Sơn La; Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La; Giới thiệu đặc trưng văn hóa 12 dân tộc Sơn La. Để bảo vệ các di sản văn hoá vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, từ năm 1997 đến 2009, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện Khảo cổ học trục vớt, khai quật 27 di chỉ khảo cổ học với hơn 10.000 hiện vật thời kỳ tiền - sơ sử trên mảnh đất Sơn La.

Giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa ở Sơn La
Bảo tàng Sơn La

Thực hiện dự án sưu tầm trên 800 hiện vật dân tộc học của các dân tộc di chuyển khỏi vùng lòng hồ và Nhà máy thủy điện Sơn La. Đồng thời, hằng năm, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với ngành giáo dục, các đơn vị làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc với các chuyên đề: Giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La; Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Sơn La... tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học đường.

Bằng các phương pháp: thuyết trình, xem băng đĩa, hình ảnh... phát động các cuộc thi tìm hiểu: thi viết, thuyết trình, rung chuông vàng... đã góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Để nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh cần sớm phê duyệt dự án xây dựng thiết chế Bảo tàng tổng hợp tỉnh; tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ; cụ thể hoá trách nhiệm cho các ngành liên quan, quan tâm công tác quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích đã được xếp hạng./.
 
Báo Sơn La
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc